Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
58040

John Bellamy Foster: “Chủ nghĩa tư bản là một căn bệnh”

Đó là tên bài báo tiếng Đức: “John Bellamy Foster: »Der Kapitalismus ist eine Krankheit” của tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Thủ đô Berlin đăng ngày 10-01-2021 được ông Hồ Ngọc Thắng, Việt kiều Đức biên dịch. John Bellamy Foster (sinh ngày 19-8-1953) là một nhà báo, nhà xã hội học, nhà tiểu luận và xã hội chủ nghĩa sinh thái người Mỹ và là biên tập viên của tạp chí Mác-xít Monthly Review. Foster là giáo sư xã hội học tại Đại học Oregon tại Eugene. Ông đã xuất bản về các chủ đề như kinh tế chính trị và xã hội học môi trường, và quan tâm đến lý thuyết của chủ nghĩa Mác. Năm 2020, Foster nhận được Giải thưởng tưởng niệm của Đức cho cuốn sách Sự trở lại của tự nhiên: Chủ nghĩa xã hội và hệ sinh thái.
John Bellamy Foster (biên tập viên nhà xuất bản tạp chí Monthly Review, Hoa Kỳ) đã có một bài thuyết trình vào hôm thứ Bảy tại Hội nghị Rosa Luxemburg quốc tế lần thứ XXVI về “khủng hoảng sinh thái”: Karl Marx đã hiểu rằng chủ nghĩa tư bản chia rẽ môi trường và con người. Marx và Engels đã nghiên cứu điều kiện sống của giai cấp công nhân. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về ô nhiễm, từ đó gây ra các bệnh nghiêm trọng.
Foster cho biết việc tập trung tích lũy vốn ngày nay là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và các thảm họa như đại dịch như Covid-19. Tóm lại: “Chủ nghĩa tư bản tự nó là một căn bệnh.” Trong mười năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng hơn 1,5 độ. Các chỏm băng ở Greenland đang tan chảy và mực nước biển đang dâng cao. “Chúng ta đang đối mặt với sự tuyệt chủng của toàn nhân loại. Đó là một cuộc chiến của chủ nghĩa tư bản chống lại trái đất.” Đối với Foster, chỉ có một lối thoát: “Chúng ta cần một cuộc cách mạng sinh thái bắt nguồn từ giai cấp vô sản.” Nói như Marx, điều này có nghĩa là: “Những kẻ săn mồi của tự nhiên phải bị trưng dụng.”
Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà
John Bellamy Foster phát biểu tại Hội nghị Rosa Luxemburg quốc tế lần thứ XXVI về “khủng hoảng sinh thái”
===
Bình luận về bài báo này, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng:
“Trong lịch sử hơn 400 năm từ khi ra đời đến nay, CNTB đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ
1. CNTB tự do cạnh tranh (cuối TK 17 & TK 18);
2. CNTB độc quyền. Sự chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Cho đến hôm nay. Học thuyết giá trị thặng dư C.Mác vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh mới, mặc dù các thế lực thù địch và những kẻ biện hộ cho sự bóc lột trong chủ nghĩa tư bản tập trung xuyên tạc, bóp méo nhiều nhất. Họ cho rằng, “học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã lỗi thời, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã thay đổi bản chất, không còn là chế độ bóc lột nữa”, “học thuyết giá trị thặng dư không còn mang tính cách mạng và khoa học”. Họ đã cố tình sai;
3. CNTB độc quyền nhà nước: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, mà giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
4. CNTB hiện đại trong thời đại toàn cầu hóa. Trong mọi giai đoạn phát triển, chủ nghĩa tư bản đều mang trong mình những thuộc tính chung, cơ bản, tạo nên bản chất của chủ nghĩa tư bản, phân biệt chủ nghĩa tư bản với các chế độ xã hội khác (hay các hình thái kinh tế – xã hội khác). Đồng thời, trong mỗi giai đoạn phát triển, chủ nghĩa tư bản lại có những đặc điểm riêng, những biểu hiện mới cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Chủ nghĩa tư bản thực hiện được một bước phát triển thì cũng tạo ra những gì không dung được với chính nó. Từ góc nhìn này, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa thực sự là “chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản”, là “chủ nghĩa tư bản hướng tới hậu tư bản, phi tư bản”.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế
Từ đầu thập niên 80 thế kỷ XX đến nay 2021, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy chủ nghĩa tư bản hiện đại chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế (độc quyền xuyên quốc gia). Nó triệt để tận dụng ưu thế về thực lực mọi mặt nhằm bành trướng thế lực trên quy mô toàn cầu với mục đích cố hữu là thu lợi nhuận độc quyền cao. Thực tế cho thấy, bình quân tỷ suất chiếm đoạt lợi nhuận trong các nước tư bản phát triển là 300%, cá biệt có những nơi lên tới 700% – 800%. Do đó về thực chất, “nhà nước phúc lợi”, “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, “chủ nghĩa tư bản xã hội”… không phải là biện pháp đổi mới triệt để chất lượng cuộc sống người lao động, xóa bỏ nghèo khổ, mà là để duy trì sự nghèo khổ trong trật tự. Xã hội tư bản hiện đại luôn có từ 15% – 20% dân cư nghèo khổ, cho dù chính phủ luôn tuyên bố “tấn công” vào nghèo đói. Đây là một mô hình cơ cấu tự nhiên của xã hội tư bản chứ không phải là điều nhất thời. Chương trình phúc lợi không phải để giảm nghèo túng mà để chịu được cảnh nghèo túng.
Vì vậy, John Bellamy Foster đã nó đúng: “Chủ nghĩa tư bản là một căn bệnh” – căn bệnh do bản chất tự thân sinh ra ngay trong lòng CNTB và nó vô phương cứu chữa”
Đồng ý với đánh giá của GS Nguyễn Cảnh Toàn, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng:
“Bản thân sự phát triển của CNTB không phải sự giàu có của họ sẽ xoá đi những mâu thuẫn vốn có , mà chỉ là sự xoa diệu tạm thời thông qua việc giai cấp tư sản chấp nhận trích một phần lợi nhuận do bóc lột người lao động và tước đoạt tài nguyên ở các nước nghèo ( thuộc địa kiểu củ và kiểu mới ) để trang trải nâng vào phúc lợi cho nhân dân nước họ , tạo ra cái gọi là xã hội phồn vinh , thế nhưng bản thân các nước tư bản giàu có nhất vẫn không thể tạo nên một xã hội công bằng đúng nghĩa mà vẫn còn một bộ phận không nhỏ nghèo đói với một tỷ lệ cao trên dưới 10% , vẫn là xã hội phân biệt giai cấp , chủng tộc …Trong khi cả thế giới các dân tộc ngày càng nhận rõ nhu cầu độc lập tự chủ và vươn lên giành quyền tự chủ , việc bóc lột thông qua độc quyền , tước đoạt không thể như củ , lợi nhuận không còn 300,400, thậm chí 500,700% mà chỉ có mức độ , nguồn thu ngân sách ngày càng giảm , phúc lợi không thể giảm buộc nhà nước tư bản phải vay để chi và càng chi thì vay càng nhiều , điển hình nhiệm kỳ của TT Trumd đã đẩy nợ công của Mỹ tăng thêm trên 5000 tỷ usd , một con số khổng lồ , và chưa ngồi vào ghế TT song Ô Bidens đã quyết chi thêm 1900 tỷ hổ trợ cho phòng chống dịch , cứu nguy nền kinh tế Mỹ … với khối nợ khổng lồ rồi sẽ phải trả khi đến hạn sẽ đẩy CNTB đến khủng hoảng sự phát triển khó có thể khắc phục , những dự báo của Mác , Enghen đã ngày càng chứng minh tính đúng đắn trong thực tiễn . Rất tiếc ngày nay các nhà nghiên cứu của chúng ta và của phong trào công nhân quốc tế , chưa có ai đi sâu làm rõ . Mâu thuẫn xã hội sẽ là tiền đề để những nhà Mác xít chân chính nhận ra và phong trào CS sẽ có điều kiện phát triển trong giai đoạn mới với chất lượng mới . “
Tuấn Hung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *