Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18933

Hiến pháp Mỹ cản trở bảo vệ quyền dân sự của người bị hại

Ngày 25/5, Derek Chauvin, viên cảnh sát da trắng đã có hành động ghì đầu gối lên cổ George Floyd, một người da màu trong gần 9 phút khiến anh này tử vòn, đã bị sa thải, bắt giữ và buộc tội giết người cấp độ 2 và ngộ sát. Ba cảnh sát khác có mặt tại hiện trường bị cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai. Tờ New York Times nhận định, việc một cảnh sát làm chết hoặc thậm chí giết người trong khi thi hành công vụ hiếm khi phải lãnh hậu quả là thực tế ở Mỹ, nhắc nhở về sự thiếu công bằng trong hệ thống luật pháp của Mỹ.

Cảnh sát không phải đối mặt với công lý vì rất nhiều lý do. Trong đó, ”bức tường im lặng” là cụm từ dùng để chỉ luật bất thành văn trong giới cảnh sát Mỹ, ngầm mặc định việc cảnh sát không báo cáo về các hành vi sai trái của đồng nghiệp khi thực thi công vụ tới các công tố viên hay các thẩm phán. Nhưng chính Tòa án Tối cao Mỹ với học thuyết về “quyền miễn trừ có điều kiện” đã làm ngơ cho văn hóa bạo lực và ngược đãi của cảnh sát Mỹ bằng cách bỏ một nội dung quan trọng về quyền dân sự và cho phép cảnh sát sự miễn trừ gần như không giới hạn để không bị truy tố về các hành vi sai phạm trong khi làm nhiệm vụ. Và đây được coi như tấm “thẻ bài” thoát tội cho cảnh sát trong nhiều trường hợp.

Tòa án Tối cao Mỹ lần đầu đưa ra khái niệm “miễn trừ có điều kiện” vào năm 1967 khi khẳng định nhân viên thực thi pháp luật cần được bảo vệ khỏi việc bị khởi kiện và miễn trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp họ hành động với “tinh thần thiện chí” và hành động của họ nằm trong thẩm quyền cho phép. Theo Tòa án Tối cao Mỹ, để chứng minh tiêu chí “được xác lập rõ ràng”, một nạn nhân phải chỉ ra được một án lệ tương tự, trong đó nhân viên thực thi pháp luật bị phán quyết phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Chiếc xe của Sở Cảnh sát TP New York tông vào nhóm biểu tình

Theo nhiều chuyên gia, học giả Mỹ, miễn trừ có điều kiện cản trở việc bảo vệ các quyền dân sự từ nhiều khía cạnh. Trước hết, miễn trừ có điều kiện đồng nghĩa với việc nạn nhân của hành vi làm chết người hay sách nhiễu của nhân viên thực thi pháp luật không tìm được công lý ở tòa và không có khả năng buộc những nhân viên công vụ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Điều này đe dọa an toàn và công lý cho tất cả mọi người, đặc biệt là người da màu hoặc những đối tượng dễ bị tổn thương, những người có nguy cơ nhất trở thành mục tiêu cho các hành vi sai phạm của cảnh sát.

Bên cạnh đó, miễn trừ giới hạn không chỉ làm giảm cơ hội thắng kiện của một nạn nhân mà còn đồng nghĩa với việc người đó khó có thể tìm được sự trợ giúp pháp lý. Theo một đạo luật dân sự được thông qua năm 1976, Quốc hội Mỹ quy định rằng các luật sư hay người đại diện pháp lý cho nạn nhân trong các vụ kiện liên quan đến quyền dân sự sẽ nhận được một khoản chi phí nếu nạn nhân thắng kiện. Rất nhiều luật sư đã xem xét khả năng thắng kiện để quyết định có tham gia vào các vụ kiện quyền dân sự hay không. Như vậy, việc Tòa án Tối cao bảo vệ mạnh mẽ cho quyền miễn trừ có điều kiện khiến các nạn nhân bị vi phạm quyền dân sự khó tìm được một luật sư đại diện và vụ việc sẽ khó có thể được tòa xem xét.

Quyền miễn trừ có điều kiện làm vô hiệu hóa Hiến pháp Mỹ. Như đã đề cập ở trên, để vượt qua quan điểm ủng hộ quyền miễn trừ có điều kiện của tòa án, một nạn nhân phải chứng minh được hành vi phạm luật của nhân viên thực thi pháp luật “được xác lập rõ ràng” bằng cách chỉ ra một án lệ có cùng bối cảnh với cùng một hành vi. Điều này đã tạo ra một lối tắt cho các tòa án giải quyết các vụ việc: Thay vì xem xét lại, phân tích và áp dụng các học thuyết về hiến pháp để xác định liệu quyền của một người có bị xâm phạm hay không, tòa án chỉ đơn giản nói rằng không có vụ việc nào có tính chất tương đồng hoàn toàn trong quá khứ. Rất nhiều vụ việc cho thấy, quyền miễn trừ có điều kiện đã mở cảnh cửa cho những hành động sai trái của lực lượng thực thi pháp luật. Bởi vì tòa không phán quyết đây là hành động sai trái, một án lệ không được xác lập rõ ràng và một nhân viên công quyền có thể được tuyên bố hưởng miễn trừ với cùng một hành động như vậy.

Học thuyết về quyền miễn trừ có điều kiện đang vấp phải sự chỉ trích từ chính giới chuyên môn và dư luận xã hội Mỹ. Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Sonia Sotomayer nhiều lần chỉ trích quyền miễn trừ có điều kiện vì quy định này cho phép cảnh sát Mỹ “bắn trước, nghĩ sau” trong hoạt động thực thi công vụ, tạo ra lỗ hổng trong bảo vệ Hiến pháp. Xu hướng phản đối quyền miễn trừ có điều kiện đang lan từ giới chính trị gia, giới luật học sang các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực. Rất nhiều đơn kiến nghị đã được gửi đếnTòa án Tối cao Mỹ yêu cầu xóa bỏ quy định này. Thẩm phán Don Willet của Tòa phúc thẩm liên bang khu vực số 9 của Mỹ (U.S. Court of Appeals for the Ninth Circuit) mô tả nghịch lý do học thuyết quyền miễn trừ có điều kiện đang tạo ra: “Nạn nhân của các hành vi ngược đãi cần phải tạo ra cho được án lệ cho dù càng ngày càng có ít tòa án đang tạo ra các án lệ đó. Khi đó, các tòa án sẽ dựa trên sự im lặng của cả ngành tư pháp để kết luận rằng chưa có vụ kiện tương tự nào như vậy. Không có án lệ có nghĩa là luật chưa được xác lập rõ ràng, cũng có nghĩa những cảnh sát vi phạm quyền của người dân tiếp tục không phải chịu trách nhiệm pháp lý”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *