Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
56732

RCEP chấm dứt ảo mộng về cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?

RCEP chấm dứt ảo mộng về cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?

RCEP chấm dứt ảo mộng về cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?. Sự việc 10 nước ASEAN và 5 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán thu hút dư luận chú ý trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng. Một ngày trước khi Trung Quốc ký kết Hiệp định, tờ Hoàn cầu Thời báo của nước này đã đăng một bài bình luận cho rằng “RCEP sẽ chấm dứt quyền bá chủ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”. Hôm sau, tờ New York Times của Mỹ cũng đăng bài có tựa đề “Hiệp định do Trung Quốc dẫn dắt được ký kết, một thách thức với Hoa Kỳ”.

Vì các nhóm chống Nhà nước Việt Nam lệ thuộc nhiều vào việc khai thác xung đột Mỹ-Trung và Việt-Trung, họ đã dành nhiều giấy bút để bình luận tuyên truyền rằng RCEP sẽ gây hại cho Việt Nam. Chẳng hạn, ngày 18/10, bà Phạm Chi Lan nói với BBC rằng “một cơ chế thương mại mới theo nội vùng như thế này” sẽ khiến Việt Nam “lại tiếp tục nhập siêu và có khi nặng nề hơn” “từ Trung Quốc, từ Hàn Quốc” “và cả ASEAN nữa”. Ngoài ra, bà Lan cũng cho rằng “vì ham làm với những thị trường dễ tính” trong RCEP “mà các doanh nghiệp Việt Nam, các ngành kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp v.v… của Việt Nam sẽ không chịu đầu tư nghiêm túc để vươn lên làm những sản phẩm đạt chuẩn mực cao hơn của các thị trường khó tính hơn như EU, như Hoa Kỳ, như Nhật Bản, để từ đó nâng cấp bền vững, lâu dài các ngành xuất khẩu của mình, thay vì là chỉ cứ làm gia công mãi, hoặc là làm những sản phẩm với giá trị gia tăng rất thấp”.

Trong khi đó, Phạm Đình Trọng viết rằng “mất TPP, phải vào RCEP, như bỏ Quốc tế Hai vào Quốc tế Ba vậy”. (Ở đây, ông Trọng chỉ nhìn sự kiện qua lăng kính chính trị ý thức hệ, khi ví TPP có các điều khoản về nhân quyền với Quốc tế II dân chủ đa đảng, và RCEP không có các điều khoản về nhân quyền với Quốc tế III theo đường lối độc đảng.)

Bộ phận chống Trump trong giới chống đối cũng tích cực tận dụng hướng dư luận thứ nhất. Họ bình luận rằng việc Trump rút khỏi TPP đã góp phần khiến Trung Quốc ký được RCEP và thiết lập ảnh hưởng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:

RCEP chấm dứt ảo mộng về cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?
RCEP chấm dứt ảo mộng về cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?

Như vậy, khi đánh giá hiệp định RCEP, giới chống đối khai thác 4 vấn đề: (1) Tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung; (2) Thâm hụt thương mại và độ phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc; (3) Tác động từ các điều khoản về nhân quyền trong các FTA; (4) Trách nhiệm của Tổng thống Trump trong vấn đề TPP và RCEP.

Thực tế cho thấy, quan điểm rằng RCEP sẽ gây thiệt hại quá lớn đến Việt Nam thì nên nhớ, lâu nay cán cân thương mai Việt Trung vẫn bị nghiêng hẳn do ta lệ thuộc vào nguyên liệu và sự tràn ngập hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Bởi vậy, RCEP sẽ không tác động nhiều đến thâm hụt thương mại giữa hai nước, mà ngược lại, Việt Nam có thể dùng RCEP như một phương tiện để hạn chế hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Việc giới dân chửi sợ RCEP không phải vì các thiệt hại mà nó đem lại cho Việt Nam. Bản chất là họ sợ rằng nhờ RCEP, xung đột Mỹ-Trung sẽ không biến thành một cuộc Chiến Tranh Lạnh, khiến Mỹ không thể lật đổ các chế độ độc đảng ở Trung Quốc và Việt Nam rồi đưa họ lên làm lãnh đạo. Cần lưu ý rằng 15 nước ký RCEP bao gồm cả nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực – như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Singapore, Philippines… Những nước này ký RCEP có lẽ không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì không muốn bị biến thành con tốt trong chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Qua thái độ của giới dân chửi trong vụ việc này, có thể thấy họ vừa lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, vừa không có chung lợi ích với đa số người dân Việt Nam.

Nhân quyền Việt Nam

Hiếu Ngọc

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *