Phản ứng của các tổ chức nhân quyền trước dịch bệnh Covid-19
Phản ứng của các tổ chức nhân quyền trước dịch bệnh Covid-19. Kể từ khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, một câu hỏi có lẽ khiến nhiều người quan tâm đến nhân quyền phải đặt ra câu hỏi các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã làm gì trong suốt quá trình dịch bệnh. Họ đã làm gì khi khắp nơi thông tin về dịch bệnh bị bưng bít và các nước Âu Mỹ chủ trương miễn dịch cộng đồng? Họ đã làm gì với những người già bị bỏ rơi vì tình trạng thiếu máy thở tại Ý?…
Một cuộc khảo sát những phát ngôn của những cơ quan quan trọng nhất thế giới về nhân quyền đã cho thấy những tuyên bố như sau:
Chủ tịch Hội đồng Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu “Hiệp định 108” Châu Âu (Alessandra Pierucci và Ủy viên Hội đồng Bảo vệ Dữ liệu Châu Âu), Jean-Philippe Walter, đã tuyên bố các quốc gia hiện tại đang sử dụng ứng dụng điện thoại để lấy thông tin nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp của đại dịch Covid-19 vẫn phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật để đảm bảo thông tin cá nhân của mỗi người không bị xâm phạm. Đây là một tuyên bố thiết thực nhất đảm bảo về nhân quyền trong số các phát ngôn của những cơ quan này vì tuyên bố đã chạm vào nỗi lo ngại lớn của các cá nhân khi cài đặt các app giám sát dịch bệnh mà các chính quyền khuyến khích sử dụng. (Link: https://www.coe.int/en/web/data-protection/statement-by-alessandra-pierucci-and-jean-philippe-walter )
Trong khi đó, Human Rights Watch lại chỉ cảnh báo việc các quốc gia tận dụng Covid-19 để siết chặt tự do ngôn luận mặc dù đây là thời điểm nhạy cảm cần ngăn chặn tin đồn thất thiệt. (Link: https://www.hrw.org/news/2020/04/07/bolivia-covid-19-decree-threatens-free-expression ) Michelle Bachelet, Cao Ủy Viên Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã phát biểu ngày 9/4/2020 và cũng đòi hỏi tự do ngôn luận, cho phép các nhà báo viết bài tự do. (Link: https://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx ) Những tuyên bố này không những hoàn toàn vô bổ không giúp ích cho ngăn ngừa dịch bệnh, mà còn không sát sao với chính thực trạng kiểm duyệt ngôn luận của các chính quyền nhằm bưng bít thông tin về dịch bệnh. Tai hại hơn, những phát ngôn ủng hộ tự do phản đối cách ly xã hội kiểu này là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn tại các nước phương Tây vào những ngày cuối tháng 4, gây cản trở đến quá trình phòng chống dịch bệnh, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ngoài những tuyên bố sáo rỗng mà hầu như lúc nào các tổ chức nhân quyền thế giới cũng lặp đi lặp lại luận điệu, không một hành động thiết thực nào được thực hiện.
Họ không hề lên tiếng thúc đẩy các chính phủ minh bạch thông tin về dịch bệnh, không lên tiếng đòi quyền được cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế đầy đủ trong thời gian dịch bệnh… Mặc dù bà Bachelet có nhắc lại diễn ngôn cũ kỹ rằng các nhóm yếu thế cần được chăm sóc kỹ hơn trong đại dịch ở tuyên bố ngày 9/4 nhưng ta có thể thấy rằng các tổ chức nhân quyền kiểu này vẫn để mặc cho người già ở Ý bị bỏ mặc chịu chết để nhường máy thở cho người nhiễm bệnh có sức khỏe tốt hơn.
Đặc biệt, toàn bộ các cơ quan nhân quyền này đều câm lặng hoàn toàn khi các chính phủ Âu Mỹ chủ trương miễn dịch cộng đồng trong khi dịch bệnh vẫn còn chưa lan rộng như ngày nay.
Miễn dịch cộng đồng là kế hoạch thả cho dịch tự lây lan trong cộng đồng cho đến khi hệ thống miễn dịch của các cá nhân tự vận hành. Phương pháp này đòi hỏi sự chấp nhân một số lượng người chết lớn trong thời gian đầu và sau khi đạt đỉnh sẽ tự suy giảm. Đây là phương pháp được cho là tiết kiệm chi phí của chính phủ và ít ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Thực hiện miễn dịch cộng đồng tức là để mặc một số lượng lớn người chết để đảm bảo lợi ích của chính quyền và giới tài phiệt, vậy thì quyền được sống của những người dân không xác định trước đã bị đem ra để đánh đổi. Miễn dịch cộng đồng chính là những quyết định phản nhân quyền nhất và kết quả của nó là tình trạng dịch bệnh lan rộng mà không hình thành miễn dịch tại Mỹ và châu Âu. Nền kinh tế của các nước này sau đó thậm chí còn suy sụp nhanh hơn các chính phủ có thể tưởng tượng. Trước toàn bộ tình cảnh thảm khốc ấy, các cơ quan nhân quyền quan trọng của quốc tế vẫn không có bất cứ động thái gì.
Có lẽ đã đến lúc mỗi người dân trên thế giới và Việt Nam cần xem xét lại ý nghĩa của hai chữ “nhân quyền” mà các tổ chức nhân quyền vẫn thường xuyên tuyên truyền. Những hoạt động mà các tổ chức này cổ vũ chỉ đến thời dịch bệnh mới lộ rõ rằng không hề truyền tải các giá trị nhân quyền mà chỉ khuyến khích những thói quen ích kỷ được khoác mỹ danh “tự do dân sự” và phớt lờ những hoạt động thực thi quyền con người thật sự.
Tác giả: Ngọc Khuê