Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31617

Cuộc chiến Ukraine phanh phui sai lầm to lớn của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến không hồi kết sau sự kiện 11/9

Báo điện tử Đức NachDenkSeiten ngày 27-04-2022 đăng bài “Cuộc chiến Ukraine phanh phui những sai lầm to lớn của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến không hồi kết sau sự kiện 11/9, EU-Châu Âu phải hành động” của Michael Bildhalter – một nhà phân tích tài chính, kinh tế và địa chính trị với 30 năm kinh nghiệm làm việc tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm hầu hết tất cả các quốc gia kế thừa của Liên Xô. Bài báo không chỉ cho ta thấy những phân tích sâu sắc nguồn căn dẫn đến cuộc chiến ở Ukraine hiện nay mà còn cho chúng ta thấy rằng đế quốc Mỹ là kẻ gây ra những cuộc chiến đẫm máu và tàn phá nhiều quốc gia, trong đó có đất nước Việt Nam chúng ta..

Cuộc chiến chưa có hồi kết

 

Ở Ukraine, bằng biện pháp quân sự, Vladimir Putin đang cố gắng đảo ngược kết quả của một cuộc chiến khác trong một chuỗi bất tận của các cuộc chiến tranh thay đổi chế độ của Mỹ ở rìa Âu-Á – từ Đông Âu đến Trung Đông đến Trung Á. Nỗ lực này của Hoa Kỳ bắt đầu sau các cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York vào ngày 11-09-2001. Như Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Mỹ ông Paul Wolfowitz nói khi đang để mắt đến Trung Đông, rằng các cuộc chiến ở đó nhằm “loại bỏ các Quốc gia từng phụ thuộc Liên Xô cũ trong khu vực trước khi siêu cường tiếp theo đến”. Siêu cường tiềm năng đó, hiện đã xuất hiện, là Trung Quốc.

Bài báo lý giải vì sao Biden có twitter  này!

 

Ở Hoa Kỳ, từ rất lâu trước khi xảy ra xung đột Ukraine, sự phản ứng đối với cuộc chiến không có hồi kết đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, cuộc chiến này vẫn có thể thực hiện được và được thúc đẩy bởi sự ủng hộ của một bộ phận lớn của các thế lực chính trị. Đặc biệt, ở đây cần nhắc tới Đảng Dân chủ, mà dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, Joe Biden và Hillary Clinton, đã xa rời các mục tiêu cổ điển của cánh tả chính trị – chủ nghĩa quốc tế, nhân quyền phổ cập, giảm nhẹ hậu quả xã hội của chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, đảng này đang thúc đẩy sự phân chia lại thế giới thành “chúng ta chống lại họ”, tiến hành các cuộc chiến tranh thay đổi chế độ dưới chiêu bài nhân quyền và bác bỏ các phần chính của lịch sử chính trị dân chủ xã hội. Đảng của John F. Kennedy nổi lên một cách kỳ lạ với tư cách là nhà lãnh đạo của cái mà nhiều nhà quan sát gọi là “đảng chiến tranh”.

 

Sự chuyển dịch sang thế lực chính trị trung tả trước đây ở Mỹ là kết quả trực tiếp của ảnh hưởng ngày càng tăng của cái mà Tổng thống Dwight D. Eisenhower gọi là khu phức hợp công nghiệp-quân sự. Sau sự kiện 11/9, sự liên kết giữa quân đội, tình báo, bộ máy hành chính và ngành công nghiệp – quân sự này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể ngân sách từ George W. Bush, hiện nay vượt quá ngân sách của tất cả các nước còn lại trên thế giới cộng lại. Mặc dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, việc tái thiết quân sự Mỹ này được ưa chuộng bởi thực tế là tất cả các tổng thống Mỹ kể từ Ronald Reagan, ngoại trừ Donald Trump, đều duy trì quan hệ chặt chẽ với quân đội hoặc các cơ quan mật vụ. Sau năm 2001, bất kỳ chính phủ nào mới thành lập, bất kể Tổng thống thuộc đảng phái nào, đều được kỳ vọng sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình nghị sự quy định về chiến tranh bất tận, qua đó họ biện minh cho ngân sách được phân bổ. Điều này lý giải tại sao chính phủ Biden ngày nay bao gồm cả bà Victoria Nuland, một người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, người đã giúp khởi xướng cuộc chiến tranh Iraq dưới thời Phó Tổng thống Dick Cheney của George W. Bush.

 

Chính bà Nuland, với tư cách là phó Quốc vụ khanh trong Bộ Ngoại giao dưới thời Obama, đã gieo mầm mống cho cuộc đảo chính của Kiev chống lại Tổng thống đắc cử Viktor Yanukovych vào năm 2014 và hiện đang gây ra một cuộc chiến toàn diện nhằm vào Ukraine dưới thời Biden vào năm 2022. Và đó là một cuộc đảo chính chứ không phải là một quyết định dân chủ của người Ukraine, như nhiều người thừa nhận, trong đó có cả người đứng đầu “CIA tư nhân” Stratfor, ông George Friedman. (Stratfor là tên viết tắt của Strategic Forecasting, Inc là một dịch vụ thông tin của Mỹ cung cấp các phân tích, báo cáo và dự báo tương lai về địa chính trị, các vấn đề an ninh và xung đột – chú thích của Hồ Ngọc Thắng). Người ta tranh luận rằng chiến tranh công khai với Nga đã được tính toán vào thời điểm đó. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu huấn luyện và trang bị hiện được tiết lộ trong quân đội Kiev cho thấy Mỹ lúc đó đã không thực sự chuẩn bị cho kịch bản này. Trường hợp của Ukraine cho thấy rõ bộ máy hành chính của Washington hiện nay không đủ sức đương đầu với những thách thức của cuộc chiến tranh chưa có hồi kết. Những thất bại đều quá rõ ràng, một mặt gây ra bởi sự phản kháng trên phương diện kinh tế, chính trị và quân sự ngày càng tăng của các quốc gia mục tiêu và mặt khác là bởi một Đội hình phalanx của Đồng minh đang đổ nát (khái niệm phalanx có thể hiểu là một mặt trận thống nhất).

 

Sư phản kháng gia tăng

 

Không phải để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin, nhưng bất kỳ chính phủ nào của Nga cuối cùng sẽ buộc phải đáp trả quân sự trước mối đe dọa chiến tranh bất tận ở Afghanistan, Iraq, Syria, Libya và Ukraine. Những gì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và các viện nghiên cứu như RAND mô tả ngày nay, nước Nga như một quốc gia hiếu chiến đang trỗi dậy chính là hậu quả của các chiến thuật của chính họ trong 20 năm qua. Ví dụ, một nghiên cứu của RAND năm 2019 mô tả sáu hướng tấn công trong khu vực nhằm vào Nga trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Cuộc xâm lược Ukraine của Putin hiện đang nhằm loại bỏ ba trong số đó: sự bóp nghẹt kinh tế của cộng đồng dân tộc Nga ở Transnistria (một phần của Moldova gần Odessa), sự thay đổi chế độ ở Belarus và cuộc tấn công dứt điểm trong Nội chiến Ukraine được lên kế hoạch vào tháng 3 năm 2022 đối với vùng ly khai Donbass. Cuộc chiến sau này, do chính phủ Ukraine tiến hành với sự hỗ trợ bí mật của Hoa Kỳ chủ yếu chống lại người dân tộc Nga và người Ukraine nói tiếng Nga, có lẽ đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 dân thường trong thời gian giữa sự thay đổi chế độ Kiev vào năm 2014 và cuộc xung đột quân sự tháng 2 năm 2022 của Nga. Dân số giữa Mariupol, Donetsk và Lugansk, đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014 ủng hộ việc gia nhập Nga, thực sự bị chế độ mới được cài đặt ở Kyiv tuyên bố là kẻ thù và bị đối xử thù địch như vậy kể từ đó. Có ai trong các cơ quan liên quan của chính phủ Hoa Kỳ thực sự mong đợi rằng Nga sẽ chấp nhận mối đe dọa thanh trừng sắc tộc của một lượng lớn dân số như vậy do hậu quả của cuộc tấn công đã được lên kế hoạch? Ở Nga, Putin đã bị chỉ trích vì đã chờ đợi quá lâu và cố gắng đàm phán tìm cách thoát khỏi cuộc nội chiến thông qua Hiệp định Minsk, điều mà cả Kyiv và Washington đều không bao giờ muốn thực hiện.

 

Câu hỏi về việc mở rộng NATO đã được Nga nêu vấn đề từ lâu rồi. Bộ Ngoại giao đã chọn bỏ qua kế hoạch lịch sử rõ ràng cho một giải pháp liên quan đến Ukraine, cụ thể là qua hiệp ước năm 1955 đã kết nạp Áo vào EU chứ không phải NATO sau Thế chiến thứ hai. Và liệu Lầu Năm Góc có thực sự tin rằng Nga sẽ chấp nhận hàng chục phòng thí nghiệm sinh học đáng ngờ mà Mỹ tài trợ ngay trước cửa nhà mình trong một nhà nước bất ổn đang sa lầy trong một cuộc xung đột nội bộ kéo dài? Các quan chức Mỹ dường như đã quên rằng Ukraine, quốc gia kế vị Liên Xô, là cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới trước khi từ bỏ các loại vũ khí này trong Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Trong mọi trường hợp, vào tháng 2 năm 2022, quốc gia này đã có đủ điều kiện tiên quyết về kỹ thuật để phát triển vũ khí hạt nhân trong một thời gian ngắn, và nó cũng cho toàn thế giới thấy một ý định có thể làm được. Kể cả khi Putin có thể đã phóng đại những vấn đề này, nhưng cuộc chiến Iraq năm 2003 là một lời nhắc nhở về phản ứng mạnh mẽ của Mỹ đối với các mối đe dọa về vũ khí hủy diệt hàng loạt, chủ yếu là ở đó. Đáng tiếc, Washington cũng không nhận ra rằng một Ukraine được vũ trang đầy đủ khi còn nằm bên ngoài NATO cũng sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Con đường từ chiến tranh bí mật đến chiến tranh công khai ở Ukraine, được tạo điều kiện bởi nhiều tính toán sai lầm này, được mở đường bởi sự thất bại gần như hoàn toàn trong kiểm soát của chính phủ. Quốc hội Hoa Kỳ, với sự phản đối rất hạn chế của nghị viện đối với “đảng chiến tranh”, giờ đây phần lớn đã bị loại bỏ chức năng đó khi đối mặt với xu hướng kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến ngày càng tăng. Đối lập chính trị thực sự diễn ra bên ngoài quốc hội hoặc ở cấp tiểu bang, nơi thường thiếu năng lực chính sách đối ngoại và quân sự. Đặc biệt, cuộc chiến của Obama ở Syria, vốn cũng được tiến hành một cách bí mật và cuối cùng thất bại trước sự phản kháng của Nga, đã không bị xử lý. Một Ukraine hoàn toàn mất mát, vốn vẫn đang được để ngỏ, có nghĩa là thất bại dứt khoát đối với hệ thống chính phủ ngày càng bất động và ngày càng phức tạp này. Ngay cả việc phân chia mới, toàn diện hơn của Ukraine, sẽ giữ cho một số người không mất mặt và dường như là ưu tiên của Nga, cũng sẽ phơi ra bày nhiều vấn đề.

 

Liên minh đang tan vỡ

 

Những lý do cho cuộc đối đầu với Nga được bộc lộ ra cho hầu hết thế giới thấy. Chỉ những người dân và hệ thống chính trị được tuyên truyền ồ ạt ở Bắc Mỹ và Châu Âu là khó có thể nhận ra chúng để rồi tiến hành một cuộc thảo luận phê phán về chúng. Một liên minh gồm các quốc gia mới nổi đã xuất hiện, đặc biệt bác bỏ cuộc chiến kinh tế và tài chính của phương Tây chống lại Nga, đây là một giải pháp thay thế cho sự can thiệp quân sự trực tiếp. Trước hết, Trung Quốc đứng sau Nga lúc này vì quốc gia này biết rằng họ là mục tiêu lâu dài của các cuộc chiến tranh thay đổi chế độ. Trung Quốc chính thức cáo buộc Mỹ có tâm lý Chiến tranh Lạnh. Nhưng Ấn Độ, quốc gia ngày càng quan trọng về mặt địa chính trị, cũng không tham gia vào các lệnh trừng phạt của Mỹ. Cựu Đại sứ Ấn Độ tại Nga D. Bala Venkatesh Varma đại diện cho chính trị chính thống khi ông nói: “Đây không phải là một cuộc xung đột mà chúng tôi tạo ra”.

 

Điều cay đắng nhất là Mỹ đã mất đi sự ủng hộ trên phần lớn ở Trung Đông sau khi chi hàng nghìn tỷ USD quỹ liên bang cho các cuộc chiến trong khu vực này. Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chọc tức Washington bằng cách phản đối các lệnh trừng phạt, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ thù lịch sử của Nga, nhận thấy mình đóng vai trò hòa giải trung lập. Ngay cả Israel cũng đã dao động trong việc ủng hộ lập trường của Mỹ ở Ukraine. Những nỗ lực nhằm vào những quốc gia phải đối mặt với âm mưu thay đổi chế độ của ngày hôm qua như Iran và Venezuela để sản xuất nhiều hơn dầu mỏ trông thật là thảm hại. Cuối cùng, Mỹ Latinh, bao gồm các đối thủ nặng ký như Mexico và Brazil, châu Phi bao gồm Nam Phi và hầu hết các quốc gia châu Á khác, ngoại trừ các ốc đảo của phương Tây trên Vành đai Thái Bình Dương, sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Trong bối này, châu Âu, vốn nghèo nguyên liệu thô và phụ thuộc vào thương mại, có lựa chọn một là tự sát kinh tế hai là giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đến mức để phần còn lại của thế giới hùa theo.

EU-Châu Âu phải hành động

 

Ưu tiên hiện tại của chính quyền Mỹ dường như là bỏ qua sự suy yếu địa chính trị rõ ràng này và tập trung vào việc củng cố liên minh chính trị với Anh và các đồng minh Đông Âu. Điều đó có nghĩa là tiếp tục vũ trang cho Ukraine và tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga cho đến tận người Ukraine cuối cùng. Đồng thời, họ có thể phát động một cuộc chiến mở rộng đối với Ukraine, bao gồm cả các cuộc tấn công trực tiếp vào Nga, để đáp trả cuộc chiến tài chính và kinh tế đang thất bại. Đã có những dấu hiệu cho thấy điều này, chẳng hạn như vụ chìm tàu chiến Moskva của Nga một cách bí ẩn và các cuộc tấn công vào các cơ sở nằm sâu trong nội địa của Nga. Một sự mở rộng thậm chí ‘chỉ’ với một cuộc chiến tranh quy ước có giới hạn khu vực với liên minh mới của những người sẵn sàng – được mô phỏng theo cuộc nội chiến của người da trắng chống lại người da đỏ vào đầu những năm 1920 – sẽ chia rẽ phương Tây về mặt chính trị và khiến châu Âu thụt lùi nhiều thập kỷ.

Nhiều người ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, đã tham gia vào sự phẫn nộ của công chúng về cuộc xâm lược của Nga. Nhưng có khá nhiều người trong số họ thầm hy vọng rằng cái nhìn sâu sắc về những đánh giá sai lầm của chính phủ Mỹ, vốn đã trở nên rõ ràng trong cuộc xung đột ở Ukraine, sẽ phát triển mạnh hơn và rằng một cuộc thảo luận quan trọng về những rủi ro của cuộc chiến tranh không có hồi kết trong nội bộ Mỹ diễn ra trong năm bầu cử 2022. Quốc hội do đảng Cộng hòa thống trị có thể gia tăng áp lực cần thiết lên chính phủ để một lần nữa ưu tiên ngoại giao và thương mại hơn can thiệp quân sự và trừng phạt kinh tế nhằm kết thúc chiến tranh càng nhanh càng tốt và củng cố các liên minh đang bị đe dọa với các nước mới nổi.

 

Ở cấp độ chiến lược, một chiến thuật như vậy sẽ khiến Putin, người đã nắm quyền 22 năm và có lẽ đã chán nhiệm sở, trở nên thừa thãi do không có mối đe dọa đối với lợi ích của Nga và làm suy yếu mối quan hệ của Nga với Trung Quốc. Nhưng với sự suy yếu của hệ thống chính trị sau hơn 20 năm chiến tranh không có hồi kết, một cuộc thảo luận thuần túy trong nước của người Mỹ sẽ không còn đủ cho sự chín muồi của các phương pháp tiếp cận mới: trước hết EU-Châu Âu, thay vì chìm trong tiếng trống tuyên truyền, phải thúc đẩy sự thay đổi ngắn hạn ở Washington vì lợi ích của riêng mình để ngăn chặn thảm họa kinh tế, chính trị và thậm chí có thể cả quân sự đang đe dọa lục địa này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *