Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15296

Cộng đồng Hồi giáo sợ hãi sau vụ giết ba người Hồi giáo trong 10 ngày ở Mỹ

 

Ba người đàn ông Hồi giáo đã bị giết ở Albuquerque, New Mexico, chỉ trong vòng 10 ngày, làm dấy lên nỗi sợ hãi ở một trong những cộng đồng Hồi giáo nhỏ nhất của Mỹ khi cảnh sát cảnh báo những cái chết có thể liên quan đến nhau. Cảnh sát cho biết có “khả năng cao” các nạn nhân bị nhắm mục tiêu vì chủng tộc và tôn giáo của họ .

Trong vụ tấn công mới nhất, Nayeem Hossain bị bắn vào 6/8 khi đang trở về sau khi chôn cất hai nạn nhân khác, Aftab Hussein và Muhammad Afzaal Hussain, người bị bắn lần lượt vào ngày 26/7 và ngày 1/8. Vị hôn phu của anh ta, người đang nói chuyện điện thoại với anh ta, đã nghe thấy tiếng súng khi anh ta đang đợi ở bãi đậu xe. Hossain đã trở thành công dân Hoa Kỳ chỉ hai tuần trước.

Tiến sĩ Mahmoud Eldenawi, giám đốc Trung tâm Hồi giáo New Mexico ở Albuquerque, nói với Guardian hôm 7/8, kể từ vụ giết người gần đây nhất, cộng đồng Hồi giáo địa phương đang ở trong tình thế lo sợvà đang cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt. “Đặc biệt là khi buổi tối đến, không ai ra ngoài, họ phải gấp rút hoàn thành mọi thứ vào ban ngày, trừ khi khẩn cấp, họ không rời nhà vào buổi tối. Mọi người đều nghĩ rằng họ là một mục tiêu”.

Abbas Akhil, người thành lập trung tâm Hồi giáo, nói thêm rằng họ đã yêu cầu các sinh viên Hồi giáo, đặc biệt là những sinh viên đến từ Pakistan sống xung quanh khuôn viên trường, phải cảnh giác. Akhil cho biết các vụ giết người xảy ra trong vòng 1,6 km quanh khu vực xung quanh khuôn viên trường Đại học New Mexico.

Thống đốc bang New Mexico, Michelle Lujan Grisham, đã lên án các vụ giết người và nói rằng họ “vô cùng tức giận và hoàn toàn không thể chịu đựng được”. “Tôi đang cử thêm các sĩ quan cảnh sát tiểu bang đến Albuquerque để phối hợp chặt chẽ với APD và FBI để đưa kẻ giết người hoặc những kẻ giết người ra trước công lý – và họ sẽ được tìm thấy”.

Ibrahim Hooper, người phát ngôn của Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo (Cair), nói với Guardian, cho biết hội đồng đang cố gắng điều phối cộng đồng Hồi giáo địa phương: “Làm theo những gì cơ quan thực thi pháp luật đang nói – điều đó thật đáng lo ngại.

Tội phạm nhắm vào chủng tộc và tôn giáo có số lượng nạn nhân cao nhất trong số các loại tội phạm mang tính hận thù khác trong tiểu bang New Mexico. Cảnh sát tăng cường kiểm tra các thành viên tại nhà thờ Hồi giáo, kể từ vụ giết người hôm 6/8, nhằm ngăn chăn mối đe dọa tiềm ẩn. Nhà thờ Hồi giáo thường thu hút từ 300 đến 400 người vào các buổi cầu nguyện ngày 6/8, một ngày thánh của người Hồi giáo.

Năm 2021, Tổng thống Mỹ Biden ký một văn bản tố cáo sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại có hệ thống nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương (AAPI) tăng vọt trong thời kỳ đại dịch.

Từng có nhiều nghiên cứu để lý giải nguyên nhân số lượng các vụ bài ngoại và phân biệt chủng tộc nhắm vào các di dân nhập cư gốc Á sống tại nước Mỹ đã tăng rõ rệt. Cộng đồng người gốc Á đối mặt với những lời lăng mạ, sỉ nhục và thậm chí bị đánh đập dã man. Công trình nghiên cứu do Stop AAPI Hate công bố trong năm 2020 đã xảy ra 3.795 trường hợp tấn công, lăng mạ và sỉ nhục, gây thiệt hại cho những người xuất thân từ châu Á. Một năm trước, thống kê chính thức về những vụ tội phạm như vậy là ít hơn 1.000. Nhưng kể từ đầu năm 2021, đã có khoảng 500 vụ và con số này còn tiếp tục tăng.

Lý do được đưa ra là nguyên nhân khiến bạo lực gia tăng ở Mỹ là bởi «những lời hùng biện chứa ác cảm với dân châu Á xung quanh đại dịch coronavirus» và khơi lên sự phẫn nộ của cộng đồng xã hội đối với người Mỹ gốc Á chính là tuyên bố của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi ông gọi thứ gây dịch bệnh COVID-19 là «virus Trung Quốc».

Nạn phân biệt chủng tộc chống người gốc Á đã tăng mạnh đáng kể không chỉ ở riêng Hoa Kỳ. Hồi tháng 2,  vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở miền đông-nam nước Anh: 4 người đàn ông da trắng tấn công một vị giáo sư người Hoa 37 tuổi và đánh vào mặt ông này.

Vào tháng 6 năm 2020, Viện Angus Reid đã tiến hành công trình nghiên cứu cho thấy rằng kể từ khi bắt đầu đại dịch, hơn 50% người gốc Á ở Canada đã phải chịu sự xâm hại dưới dạng này dạng khác, còn 40% bị đe dọa và 30% thường xuyên đối mặt với những hình vẽ graffiti hoặc tin nhắn mang ý phân biệt chủng tộc trong các mạng xã hội.

Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát do các thành viên tham gia cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc chống người châu Á tiến hành hồi tháng 9 năm 2020, cứ 10 người Mỹ gốc Á thì có 8 người thấy có sự xúc phạm trong các chính sách mà Chính phủ thi hành và gọi những bài viết của Donald Trump đăng trên mạng xã hội là phân biệt chủng tộc.

Vào tháng 6, Trung tâm Pew Research Center đã thực hiện công trình nghiên cứu cho thấy 39% người Mỹ gốc Á cảm thấy không thoải mái khi đám đông xung quanh họ thể hiện sự khó chịu, 31% những người tham gia khảo sát thông báo rằng cá nhân họ bị phân biệt chủng tộc, xúc phạm hoặc chí ít là đùa cợt thiếu tôn trọng.

Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, vấn đề phân biệt chủng tộc đã tồn tại hàng trăm năm nay trên đất nước Hoa Kỳ, Châu Âu,…bất chấp trình độ phát triển. Và thứ gì càng ăn sâu thì càng khó nhổ, tức là càng phải có những biện pháp quyết liệt hơn để triệt tiêu, vấn nạn này cũng không phải ngoại lệ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *