Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27516

Cơ hội nào cho đối thoại Nga và NATO-Mỹ Kỳ 2: Tại sao Mỹ chần chừ?

3 ngày sau khi từ chối nhu cầu đàm phán của Nga về một thỏa thuận an ninh mới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ buộc phải thừa nhận rằng việc đóng cửa đối với lời đề nghị ngoại giao ban đầu của Moscow có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và rằng những đề xuất này là cơ hội để đối thoại bên cạnh những lời đe dọa trừng phạt nếu Moscow thực hiện các bước có thể gây nguy hiểm cho Ukraine.

Quan hệ giữa Nga với Mỹ-NATO đang khá căng thẳng do vấn đề Ukraine.

Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, người đã nêu ra các yêu cầu của Nga với NATO cho biết rằng đến chiều 20-12, vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ Mỹ. “Tôi nghĩ rằng họ đang cố gắng kéo dài thời gian, nhưng chúng tôi cần nó khẩn cấp, bởi vì tình hình rất khó khăn, nó cấp tính và có xu hướng trở nên phức tạp hơn”, ông Sergei Ryabkov trả lời hãng RIA. Mãi đến cuối ngày 20-12, Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ mới cuộc trò chuyện với Yuri Ushakov, Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Jake Sullivan tuyên bố Washington sẵn sàng tham gia ngoại giao thông qua nhiều kênh, bao gồm cả can dự song phương, Hội đồng NATO-Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba trong cuộc họp với NATO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khẳng định, bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng phải dựa trên cơ sở có đi có lại và giải quyết mối quan ngại của Mỹ về các hành động của Nga, đồng thời diễn ra với sự phối hợp đầy đủ với các đồng minh và đối tác châu Âu của Mỹ. Emily Horne, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng thì lưu ý rằng, tiến bộ thực chất chỉ có thể xảy ra trong “môi trường giảm leo thang chứ không phải leo thang căng thẳng”.

Konstantin Gavrilov, một nhà ngoại giao Nga tại Vienna (Áo) bình luận, quan hệ giữa Moscow và NATO đã đạt đến một “thời điểm của sự thật”. “Cuộc trò chuyện cần phải nghiêm túc và mọi người trong NATO hoàn toàn hiểu rõ, bất chấp sức mạnh và quyền lực của họ, hành động chính trị cụ thể cần phải được thực hiện, nếu không, giải pháp thay thế là một phản ứng quân sự từ Nga”, ông Konstantin Gavrilov nói và khẳng định phản ứng của Mỹ có thể sẽ định hình tính toán của Moscow đối với Ukraine, vốn đã trở thành tâm điểm xung đôt trong quan hệ Đông-Tây. Đến nay, cả Washington và Kiev đều nói rằng Nga có thể đang chuẩn bị một cuộc xâm lược vào nước láng giềng Liên Xô cũ. Nga phủ nhận điều đó và nói rằng chính mối quan hệ ngày càng gia tăng của Ukraine với NATO đã khiến bế tắc leo thang; đồng thời so sánh tình cảnh hiện nay với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi thế giới đứng trước bờ vực của chiến tranh hạt nhân.

Bình luận thêm về động thái mới nhất của NATO, Điện Kremlin cho biết vẫn còn quá sớm để đánh giá phản ứng của phương Tây, nhưng thông tin từ “nhiều nguồn khác nhau” về sự sẵn sàng thảo luận về các ý tưởng là tích cực. Về đề xuất của Belarus xung quanh lo ngại về sở hữu vũ khí hạt nhân của Nga có thể khiến phương Tây triển khai các hoạt động tương tự ở vùng lân cận, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Moscow có nhiều lựa chọn. “Không có gì bí mật khi triển khai các loại vũ khí khác nhau gần biên giới của chúng ta. Điều này có thể gây nguy hiểm và cần phải thực hiện các bước tương ứng để cân bằng tình hình. Về việc này, chúng tôi có đủ loại lựa chọn”, ông Dmitry Peskov nói.

Huyền Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *