Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15761

“Tôi lại cảm thấy khá nhẹ nhõm. Ít ra, bố mẹ ra đi vào năm ngoái chứ không phải bây giờ, giữa một địa ngục chưa thấy hồi kết”

“Cha mẹ tôi mãi mãi ra đi chỉ trong vòng 10 ngày, vì Covid-19. Suốt 6 tháng sau đó, tôi đau đớn khôn nguôi. Nhưng đồng thời, tôi lại cảm thấy khá nhẹ nhõm. Ít ra, họ ra đi vào năm ngoái chứ không phải bây giờ, giữa một địa ngục chưa thấy hồi kết”. Đó là lời tâm sự đau lòng của người con gái bị mất cha mẹ trong đại dịch địa ngục Covid – 19 tại Ấn Độ”

Địa ngục mang tên Covid 19 ở Ấn Độ

Một địa ngục chưa thấy hồi kết

Ngày 11/12/2020, tôi như bừng tỉnh, nhận ra mình ở trong xe cứu thương, đưa cha từ một bệnh viện công sang viện tư. Đó là một bệnh viện có những chiếc máy thở hiện đại nhất thành phố Kolkata phía đông Ấn Độ.

Trước đó 1 ngày, mẹ tôi cũng trút hơi thở cuối cùng.

Cha mẹ tôi mãi mãi ra đi chỉ trong vòng 10 ngày, vì Covid-19. Suốt 6 tháng sau đó, tôi đau đớn khôn nguôi. Nhưng đồng thời, tôi lại cảm thấy khá nhẹ nhõm. Ít ra, họ ra đi vào năm ngoái chứ không phải bây giờ, giữa một địa ngục chưa thấy hồi kết.

Ảnh minh họa

Ở thời điểm viết nên những dòng chữ này, Ấn Độ – nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc – đang trải qua làn sóng dịch bệnh kinh hoàng nhất thế giới. Đất nước tôi trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới – sau Mỹ và Brazil – vượt mốc 300.000 ca tử vong, đồng thời liên tục lập kỷ lục người chết và nhiễm mới qua từng ngày.

Sự bất cập về chăm sóc y tế đã khiến cơn khủng hoảng của Ấn Độ phát triển mạnh qua thời gian. Đầu năm 2021, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Thủ tướng Narendra Modi tự hào nói rằng Ấn Độ “đã cứu nhân loại khỏi một thảm họa nhờ kiểm soát virus corona một cách hiệu quả”, sau đợt dịch thứ nhất. Đến đầu tháng 3, Bộ trưởng Bộ Y tế Harsh Vardhan xác nhận đất nước đã giải quyết trọn vẹn đại dịch.

Chính ở thời điểm đó, cả Ấn Độ đã trở nên mất cảnh giác. Nhưng tôi, tôi lại cảm thấy một nỗi sợ rất thật và không thể giải thích được. Tôi biết, điều tồi tệ nhất vẫn còn chưa tới.

Sau khi mẹ qua đời, một bác sĩ từng chữa cho bà nói với tôi rằng nên chuyển người cha đang bệnh nặng tới bệnh viện tư nhân, nơi có máy thở tốt hơn. Nó giống như thể một lời dự đoán trước về câu chuyện tranh giành lẫn nhau để tìm một nơi cứu chữa phù hợp.

Và đến tháng 4, nỗi sợ của tôi và sự lo ngại của vị bác sĩ kia, tất cả đều thành thật

Bệnh viện, bác sĩ và máy thở và sự tuyệt vọng

Giữa hàng loạt các cuộc tuần hành bầu cử, lễ hội tôn giáo là số ca nhiễm mới và tử vong nhanh chóng xâm chiếm đất nước. Bệnh viện cạn sạch trang thiết bị cơ bản nhất là oxy. Mạng xã hội trở thành đường dây nóng để người dân cầu xin cứu trợ. Nhưng lời hồi đáp chỉ đến từ những người lạ, an ủi lẫn nhau trong một khung cảnh tuyệt vọng.

Cũng dễ hiểu thôi, khi ngay cả các bác sĩ cũng lên mạng xã hội để cầu xin được trợ giúp. Ngoài bệnh viện, các gia đình xếp hàng dài, cầu nguyện sớm có giường cho người thân. Và trong trường hợp may mắn, chiếc giường ấy sẽ có cả oxy nữa.

Nhưng một cách không thể chối cãi, sự thiếu hụt vật tư tại Ấn Độ đã khiến sự khốc liệt của làn sóng dịch lần 2 tăng gấp bội. Những thất bại mang tính hệ thống từ nhà chức trách trong việc cung cấp chăm sóc y tế được đưa thẳng lên truyền thông, chứ không còn là chủ đề bàn luận một cách kín đáo trong các căn phòng họp nữa.

Tại đất nước gần 1,4 tỉ dân thời điểm trước dịch, chỉ có khoảng 17.000 máy thở khắp các bang. Để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến vì Covid-19, nhiều báo cáo ghi nhận một số cơ sở điều trị tại bang Punjab, Jharkhand và Maharashtra được gửi tới những chiếc máy bị lỗi. Các hợp đồng cung ứng máy thở được ký duyệt cho những công ty không có kinh nghiệm. Thậm chí, một số máy thở vẫn còn chưa được lắp đặt, do không có phương tiện kết nối bình khí với chiếc máy.

Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh “điều tra ngay lập tức” về quá trình lắp đặt và vận hành máy thở của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, chưa rõ khi nào các biên bản điều tra mới được công bố. Chỉ biết rằng cách đây vài tuần, Bộ trưởng Bộ Y tế đã lên tiếng bác bỏ, rằng không có thiết bị nào bị lỗi cả và đây là các cáo buộc vô căn cứ với mưu đồ chính trị xấu.

Nhưng rồi không sớm thì muộn, mọi thứ cũng trở nên khốc liệt hơn khi Covid-19 chẳng phải vấn đề của riêng địa phương nào. Dịch bệnh lan đi rất nhanh, đến cả những vùng quê đông dân nhưng ít bệnh viện, bác sĩ và máy thở.

Tôi đã làm tất cả để bố mẹ được chăm sóc y tế, nhưng mọi người dân Ấn Độ đều cần điều đó. Đối mặt với một dịch bệnh chết chóc và lây lan nhanh, chất lượng chăm sóc y tế là vấn đề sinh tử. Khi những cỗ máy thở kém chất lượng đến mức không thể sử dụng, chúng chỉ là những chiếc hộp vô dụng mà thôi.

Và những chiếc hộp ấy chẳng thể cứu được sinh mạng con người”

Pallabi Munsi, phóng viên CNN tại Ấn Độ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *