Nhân danh bảo vệ nhân quyền xét lại lịch sử, phủ nhận thành quả lịch sử, giá trị cách mạng, đập tượng đài vĩ nhân,… đang là chiêu trò phổ biến mà các “nhà đấu tranh dân chủ online” khai thác, hậu quả với một đất nước, một dân tộc, một cộng đồng khó đo đếm được.
Từ câu chuyện của Đại học Hoàng gia London
Liệu những cuộc tranh luận chính trị trên Facebook có đang đánh lạc hướng người dân các nước phương Tây, khiến họ dồn hết sự chú ý vào xung đột bản sắc giữa các nhóm văn hóa hoặc chủng tộc, thay vì quan tâm đến những vấn đề thật sự quan trọng và thiết thực hay không? Đó là câu hỏi mà cây bút Kenan Malik đã đặt ra trong một bài viết trên tờ The Guardian, khi ông quan sát sự lên ngôi của chính trị bản sắc tại Châu Âu và Mỹ.
Để lấy ví dụ, Malik đã trích dẫn bản báo cáo mà một nhóm làm việc của Đại học Hoàng gia London công bố hồi năm ngoái. Báo cáo này đề xuất rằng để xóa bỏ các mối liên hệ về mặt biểu tượng giữa Đại học Hoàng gia London và chủ nghĩa đế quốc, ngôi trường này cần đổi tên một số công trình và xóa bỏ tượng đài của một số vĩ nhân. Chẳng hạn, nhóm làm việc cho rằng nhà trường nên đập bỏ tượng đài của nhà sinh học Thomas Henry Huxley (1825-1895), đồng thời đặt tên mới cho khối nhà đang mang tên ông này. Lý do là Huxley từng viết rằng người da đen thấp kém hơn người da trắng.
Trong bài viết trên tờ The Guardian, Kenan Malik đã biện luận rằng đòi hỏi vừa nêu chứa đầy bất công và phiến diện. Trong thực tế, Thomas Henry Huxley là nhà khoa học có công lớn trong việc chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin, và thuyết phục nước Anh đương thời chuyển từ nền giáo dục định hướng tôn giáo sang nền giáo dục mang tính khoa học. Không dừng ở đó, Huxley còn có công chứng minh rằng mọi chủng tộc trên thế giới đều là con người, chứ không khác loài như niềm tin của những người bảo thủ vào thời của ông. Quan điểm phân biệt của ông, rằng người da trắng cao quý hơn người da đen, chỉ là quan điểm tiêu biểu cho toàn bộ xã hội Anh vào thời đại đó.
Từ đó Kenan Malik đặt câu hỏi: liệu việc xóa tên và đập bỏ tượng đài của Huxley sẽ giúp ích gì cho các sinh viên da màu trong trường? Nó có giúp họ dễ dàng tiếp cận dịch vụ giáo dục hơn không, hay những khía cạnh thực tiễn của câu chuyện sẽ vẫn như cũ? Và sau 2 năm miệt mài đập tượng của các danh nhân như David Hume, Winston Churchill, Thomas Jefferson… chỉ vì họ liên quan đến chủ nghĩa thực dân hoặc nạn phân biệt chủng tộc, các phong trào đòi bình đẳng sắc tộc đã giúp hoàn cảnh sống của người da màu tốt lên chưa? Nếu chưa, thì chúng giúp ích gì, ngoài việc bơm đầy túi tiền cho ông chủ Facebook?
Bài học cho phong trào dân chủ online Việt Nam?
Câu chuyện của Đại học Hoàng gia London nhắc chúng ta nhớ đến nhiều cuộc tranh luận chính trị tại Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của truyền thông phương Tây, các nhà dân chửi online cũng có lối sinh hoạt tương tự.
Cứ mỗi bận kỷ niệm sự kiện lịch sử 30/4, ngày 27/7, Cách mạng Tháng Tám, Ngày Quốc Khánh…họ lại mang giọng điệu “triệu người vui, triệu người buồn” để khóc lóc cho thân phận ngụy quân ngụy quyền VNCH. Họ khai thác các hoạt động tri ân, tưởng nhớ, đền đáp thương binh liệt sỹ để vu vạ chế độ bất công với thương phế binh VNCH. Họ viện dẫn tổn thất của cuộc chiến tranh, so sánh với “phương thức đấu tranh bất bạo động” để phủ nhận ý nghĩa của cuộc chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước…Liên hệ với bối cảnh xã hội bây giờ, họ khai thác các báo cáo, thông tin dự báo, đánh giá, nguy cơ tụt hậu so với nước A, nước B để phủ nhận thành quả cách mạng, hối tiếc người dân Việt “bị Đảng lừa” để “bị cai trị” như hiện nay. Mới đây, để bôi nhọ ngành công an và việc xây dựng tượng đài chiến sỹ Cảnh sát, họ viện dẫn sai phạm cá nhân, vụ việc để công kích, phủ nhận vai trò lực lượng công an, bóp méo mục đích xây dựng tượng đài nói trên.
Ở góc độ thế giới, họ đánh đồng việc ủng hộ Hoàng Chi Phong và “phong trào dù vàng” Hồng kông, ủng hộ Donald Trump vì phát động chiến tranh thương mai với Trung Quốc, ủng hộ Ukraine chống Nga hay ủng hộ Đài Loan thân Mỹ chống Tàu….với đạo đức, với văn minh và tiến bộ nhân loại, rồi đòi Việt Nam phải theo cách thức đó đế “chống Tàu”, để có dân chủ đa đảng, để được Mỹ và phương Tây ủng hộ, bảo vệ và xem trọng những chuyện đó hơn bất cứ vấn đề thiết thực nào ở Việt Nam.
Phải chăng, họ ảo tưởng, tô vẽ bản thân đang đấu tranh cho thứ cao đẹp, thực ra họ chỉ đang chơi game chính trị online để làm giàu cho các mạng xã hội, còn tác hại cho người nhân, thiệt hại cho lợi ích đất nước, chưa chắc họ đếm xỉa đến.