Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
32973

Thế giới bất ổn, nước nào được lợi nhất?

 

Ngày 14/3 Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Thụy Điển đã công bô báo cáo về xu hướng mua bán vũ khí toàn cầu, cho biết giai đoạn 2017-2021 khối lượng mua bán vũ khí toàn cầu đã giảm 4,6% so với giai đoạn 2012-2016, nhưng xuất khẩu vũ khí của Mỹ lại tăng tới 14%, và tỷ trọng toàn cầu tăng từ 32% đến 39%.

Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thắn thừa nhận cuối năm 2021 rằng, chuyển giao vũ khí và thương mại quốc phòng là những công cụ quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ và sẽ xem xét cấp phép bán thương mại trực tiếp thiết bị, vật tư quân sự cho các đồng minh và đối tác.

Tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, Mỹ không chỉ xem việc bán vũ khí ra nước ngoài phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, mà đây còn là cơ hội lớn đế thúc đẩy đổi mới và tạo việc làm.

Các nhà phân tích chỉ ra doanh số bán vũ khí ra nước ngoài của Mỹ đang tăng, ẩn phía sau là các chính trị gia và doanh nghiệp Mỹ sử dụng chiến tranh để cấp rất nhiều tiền. Trang Web “bí mật mở” của Mỹ tiết lộ, trong 20 năm qua ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ đã chi tới 2,5 tỷ USD cho vận động hành lang nhằm thúc đẩy chính sách quốc phòng có lợi cho họ.

Đặc biệt, mới đây giới thạo tin cho biết, chiến sự Ukraine đang giúp vũ khí Mỹ đắt hàng như tôm tươi. Chính phủ của nhiều nước châu Âu gần đây được cho là tiếp cận chính phủ và nhà thầu quốc phòng Mỹ với danh sách vũ khí cần mua, giữa lúc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Dể hiểu, theo Reuters, trước nhu cầu mua vũ khí gia tăng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine đã đẩy giá trị cổ phiếu của các tập đoàn quốc phòng Mỹ tăng chóng mặt, như Lockheed Martin tăng 8,3%, Raytheon tăng 3,9%,..

Reuters ngày 17/3 dẫn một số nguồn tin tiết lộ Đức đã đề nghị mua những hệ thống phòng thủ ngăn chặn tên lửa đạn đạo, như Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ chế tạo. Đức cũng đang gần đạt thỏa thuận mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Trong khi đó, Ba Lan muốn mua được nhanh chóng một số máy bay không người lái MQ-9 Reaper từ Mỹ, theo một quan chức chính phủ nước này tiết lộ. Thông thường, các thỏa thuận quốc phòng với Mỹ phải mất nhiều năm đàm phán và phê chuẩn sau khi các nước trải qua vài năm cho quyết định nhu cầu của họ.

Đề nghị mua vũ khí cũng đến từ những quốc gia khác ở Đông Âu, nơi các đồng minh mong muốn có được những loại vũ khí mà Ukraine đã sử dụng thành công trong việc đối phó lực lượng Nga, như tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin, theo 2 nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.

Do những thương vụ vũ khí giữa các nhà thầu Mỹ với chính phủ nước ngoài đòi hỏi có sự phê chuẩn của chính phủ Mỹ, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng của Lầu Năm Góc tổ chức các cuộc họp hằng tuần của Đội quản lý khủng hoảng châu Âu của cơ quan này để xem xét những yêu cầu cụ thể liên quan tình hình Ukraine. Nhằm tăng tốc việc chính phủ Mỹ phê chuẩn gói bán và chuyển giao những vũ khí do các nhà thầu Mỹ sản xuất, Lầu Năm Góc đã tái thiết lập một đội để giải quyết nhu cầu gia tăng, theo Reuters.

Đến đây hẳn độc giả đã hiểu, vì sao Mỹ cần chiến tranh, cần xung đột đến như vậy!!! Bất kể có làm “đồng minh” với Mỹ hay không, bạn đều có nguy cơ bị cuốn vào các cuộc “xung đột” bằng nhiều cách thức khác nhau để “giúp” ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ có “thị trường tiêu thụ”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *