Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19246

Ở Việt Nam có tự do tôn giáo hay không ?

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 26 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo, hơn 57 ngàn chức sắc, trên 130 ngàn chức việc, Có gần 30 ngàn cơ sở thờ tự tôn giáo, 45 ngàn cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 3 ngàn di tích gắn bó với cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Số lượng tín đồ 06 tôn giáo lớn: Phật giáo 14 triệu; Công giáo 7 triệu; Cao Đài 1.1 triệu; Phật giáo Hòa Hảo 1,3 triệu, Tin lành gần 1 triệu; Hồi giáo trên 80.000; còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu Nghĩa, Bà La môn…). Tính đến ngày 01/11/2018 có 42 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động.

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo luôn xác định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo vệ

Các vị chức sắc Phật giáo và Phật tử dự Đại lễ Phật đản tại Đà Nẵng. (Nguồn: daidoanket.vn).

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc này khẳng định tại các bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ khi thành lập nước đến nay, đặc biệt Hiến pháp năm 2013 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định là quyền của mọi người.

Nhà nước Việt Nam cũng luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm cụ thể hóa chính sách của nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của hiến pháp năm 2013 và phù hợp với đời sống thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, ngày 18/11/2016, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Luật tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ở Việt Nam,, Thể hiện tinh thần đổi mới, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý, đặc biệt là chú trọng nội dung cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tôn giáo trong quá trình thực hiện hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thăm giáo xứ Huế

Nhà nước Việt Nam tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo hiến chương, điều, Điều lệ, được tạo điều kiện ấn, phát hành kinh, sách tôn giáo; nâng cao, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình thức sinh hoạt; tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế.

Ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo. Các tôn giáo chung sống hòa hợp, gắn bó đồng hành với dân tộc. Chức sắc tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhiều tôn giáo lớn du nhập từ hàng nghìn năm trước như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… và những tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân, Hiếu Nghĩa… Những quan điểm, chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được khẳng định ở hiến pháp và pháp luật hay trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng mà còn thể hiện cụ thể trong thực tiễn đời sống xã hội. Có thể khẳng định vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam luôn được đảm bảo và ngày càng hoàn thiện./.

Hương Giang

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *