Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
2917

Nguyễn Cẩm Thúy có bị bức cung, nhục hình?

Ngày 30-3, Tòa án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 3 bị cáo: Nguyễn Thị Cẩm Thúy (sinh năm – SN 1976), Ngô Thị Hà Phương (SN 1996), Lê Viết Hòa (SN 1962), cùng trú xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Tại phiên tòa Nguyễn Thị Cẩm Thúy thừa nhận, cáo trạng truy tố đúng hành vi phạm tội của mình. Theo đó, từ giữa năm 2018, Thúy sử dụng tài khoản Facebook và tài khoản Youtube cá nhân để đăng tải các video có nội dung bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước và lịch sử dân tộc Việt Nam. Thúy thường xuyên livestream trên mạng xã hội để tuyên truyền nội dung phản động, xúc phạm, kích động chống phá Đảng và Nhà nước. Thúy đã đến nhiều tỉnh; gặp nhiều cá nhân; theo dõi trên mạng Internet để thu thập, tích lũy thông tin thất thiệt, phiến diện về tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ, về các vụ việc tiêu cực, tham nhũng và kết quả xử lý của cơ quan chức năng, lấy đó làm nội dung thể hiện quan điểm cá nhân, đả kích, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xúc phạm hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Các video do Thúy tự làm, đăng tải, phát tán, lan truyền trên mạng Internet nhằm tuyên truyền, kích động, gây mất lòng tin trong người dân, kêu gọi sự ủng hộ vật chất, tinh thần của mọi người đối với hành động của Thúy, tập hợp lực lượng tiến tới thành lập tổ chức chính trị đối lập mang tên “Quốc hội tự xưng”, mục đích xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam. Đặc biệt, ngày 28 và 29-4-2020, Thúy còn đốt cờ Tổ quốc, cờ Đảng.

Trên tòa Thúy cúi đầu nhận tội, bên ngoài các đài báo phản động thì ra rả tuyên truyền rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, tô son, nặn tượng cho Túy thành “tù nhân lương tâm”, “nhà yêu nước” vu cáo Việt Nam ép cung, nhục hình đối với Cẩm Thúy  bắt ả nhận tội.

Về vấn đề này, trong các văn bản pháp luật trước đây về quy chế tạm giữ, tạm giam chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam. Do vậy, đã nảy sinh nhiều vướng mắc trong thực tiễn thi hành công tác tạm giữ, tạm giam và cũng chưa có cơ sở để bảo đảm tốt hơn quyền của người bị tạm giữ, tạm giam mà họ đáng được hưởng. Để khắc phục những vướng mắc, bất cập đó, căn cứ quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc bảo đảm hoặc hạn chế quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân trong các trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, xã hội, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã đưa nội dung này vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã quy định cụ thể về những quyền cơ bản nhất của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong đó quy định rõ:

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

1, Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam, giữ;

2, Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

3, Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dung sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

4, Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

5, Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

6, Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

7, Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

8, Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

9, Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

10, Được hưởng các quyền các của công dân nếu không bị hạn chế bởi luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam”.

Như vậy nếu Cẩm Thúy bị bức cung, nhục hình thì hoàn toàn có thể lên tiếng chứ không thể chờ các nhà zân chủ cuội rêu rao “đòi công bằng” trên mạng Facebook.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *