Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
80808

Truyền thống “yêu nước nhớ nguồn” khác với “sùng bái cá nhân” thế nào?

 

Nằm trong mưu đồ, chiến dịch “hạ bệ lãnh tụ”, phá hoại truyền thống và quan điểm yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động bao năm qua liên tục xuyên tạc, bóp méo các sự kiện lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, nhà yêu nước được dân tộc suy tôn, công kích truyền thống tốt đẹp này của người Việt thành “sùng bái cá nhân”. Một trong số mục tiêu bị chúng xuyên tạc, chống phá dữ dội và quyết liệt nhất là nhắm vào Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ được dân tộc tôn thờ, Đảng CSVN vẫn giương cao học theo đạo đức, nhân cách, tư tưởng của Người trong phát triển đất nước, chấn chỉnh cán bộ, đảng viên.

Theo cách hiểu thông thường thì “sùng bái cá nhân” là một hiện tượng thiếu tính tích cực. Người sùng bái bắt chước một cách mù quáng người được sùng bái, bất kể tốt-xấu, hay-dở. Trong khi đó, “biết ơn tiền nhân” là một đức tính tốt đẹp của loài người trên toàn thế giới. Việc đó thể hiện sự biết ơn người có công, biết học tập điều tốt đẹp của những người đi trước.

Truyền thống biết ơn là một nét văn hóa của người Việt Nam, được đúc kết bằng những câu thành ngữ, tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”… Với những bậc tiền nhân đã góp công lớn gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước… từ ngàn đời qua, người Việt luôn cung kính thờ phụng, tôn làm đức Tổ (Vua Hùng), đức thánh (Đức thánh Trần)… Ở phạm vi hẹp hơn, trong một làng, người Việt suy tôn người có công lớn đối với dân làng thành đức Thành hoàng. Trong phạm vi một nghề hay một dòng tộc, đều có đền thờ tổ nghề hay nhà thờ họ. Hầu hết các gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Đó chính là cách biết ơn trong tỉnh thức, hoàn toàn khác xa với khái niệm “sùng bái cá nhân”.

Đảng ta, Nhân dân ta luôn biết ơn và nguyện học tập, làm theo những nhà cách mạng tài đức song toàn, có công lớn đối với đất nước, điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc biết ơn và học tập, noi gương đó không chỉ có giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với đất nước, mà còn thiết thực đối với mỗi người, mỗi gia đình. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều đó là đúng đắn, góp phần mang lại sự phát triển thời gian qua cho Việt Nam, không ai có thể phủ nhận. Như thế, khác hẳn với “sùng bái cá nhân”!

Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đâu chỉ có Việt Nam!

Một hình thức truyền thống biết ơn tổ tiên của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống biết ơn với những hình thức thể hiện khác nhau. Đơn cử tại Hoa Kỳ, để tôn vinh những người có công với đất nước, người ta tạc lên núi Rushmore chân dung 4 vị tổng thống, với chiều cao khuôn mặt mỗi vị tới 18 mét.

Truyền thống biết ơn luôn chảy trong huyết quản người Việt. Nguyễn Ái Quốc vô cùng biết ơn Các Mác, F.Ăng-ghen, V.I.Lênin-những người đã chỉ ra con đường cứu nước bằng cách mạng vô sản và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, nhưng Người không áp dụng cứng nhắc Chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã vận dụng linh hoạt Chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình thực tế ở Việt Nam để mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc mình.

Việc bóp méo truyền thống yêu nước nhớ nguồn, học hỏi thành “sùng bái cá nhân” là chiêu trò thâm độc của những kẻ điên cuồng chống phá Đảng Nhà nước, khát khao lật đổ thế chế chính trị hiện nay. Người dân Việt Nam đã có nhiều bài học lịch sử về thế lực cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ của thế lực tay sai cho phản động, ngoại bang thì không chỉ Việt Nam, nước nào cũng có!

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *