Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
69113

Một số tư tưởng, học thuyết tiêu biểu về quyền con người ở phương Tây thời kỳ cổ đại, trung đại

Một số tư tưởng, học thuyết tiêu biểu về quyền con người ở phương Tây thời kỳ cổ đại, trung đại

– Socrates (469 – 339 TCN) Triết gia của Hy Lạp cổ đại, nổi tiếng với quan điểm: Con người hãy tự nhận thức về bản thân mình. Về nhân quyền, Socrates nhấn mạnh đến phẩm hạnh, tự do và quyền biểu đạt.”Của cải không phải là phẩm hạnh mà ngược lại, phẩm hạnh là của cải”. “Tôi không bao giờ nhượng bộ ai vì sợ chết khi làm bổn phận hay bảo vệ công lý, dù hành động như thế luôn đối mặt với tử thần”.

– Đêmôcrit (460 – 370 TCN) – Bộ óc bách khoa đầu tiên của người Hy Lạp. Nhấn mạnh nhà nước phải là cơ quan đại biểu cho quyền lợi chung, đề cao quyền bình đẳng trong xã hội dân chủ; “Trong mọi thứ, bình đẳng là tuyệt diệu, cũng như tự do là hơn nô lệ”.

– Các nhà ngụy biện (thầy giáo triết học – từ giữa thế kỷ V TCN) – Là những người đầu tiên soạn thảo học thuyết pháp lý về quyền tự nhiên. Họ nhấn mạnh nhà nước, pháp luật là kết quả của thỏa thuận, có nghĩa vụ bảo vệ an ninh chung, thỏa mãn nguyện vọng cá nhân và bảo vệ các quyền của họ.

– Platôn (427 – 437 TCN): Lập kế hoạch xây dựng nhà nước lý tưởng có thể kết hợp tự do, bình đẳng với trật tự, quyền uy và đạo lý. Thừa nhận sự khác biệt về địa vị, xã hội, tài sản.4 giai tầng (triết học, chiến binh, thợ thủ công và thương nhân) có quyền bầu cử cơ quan nhà nước; phụ nữ phải được ngang quyền với nam giới (Republic).

Platon với kế hoạch xây dựng nhà nước lý tưởng có thể kết hợp tự do, bình đẳng với trật tự, quyền uy và đạo lý

– Arixtốt (384 – 322 TCN) – Nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại (C.Mác). Đề cao giá trị của tự do trong xây dựng xã hội dân chủ. Phạm vi của tự do chỉ giới hạn trong nhóm người có địa vị công dân, loại trừ phụ nữ và nô lệ. Nhấn mạnh vai trò của pháp luật, pháp luật là công lý; hành động công bằng là hành động theo pháp luật; bảo vệ sở hữu cá nhân, thể chế chính trị.

– Các luật gia La Mã (thế kỷ I – II TCN). Phân chia luật pháp thành tư pháp và công pháp.Trong tư pháp được phân thành quyền tự nhiên, quyền dân tộc và quyền công dân. Quyền dân tộc dựa trên sự thừa nhận chung; Quyền tự nhiên dựa trên sự cần thiết tự nhiên; Quyền công dân – quyền tích cực do mỗi dân tộc quy định nhân danh nhà nước.

– Tư tưởng Thiên chúa giáo (thế kỷ I đầu thế kỷ II). Thiên chúa giáo ban đầu là tôn giáo của người nô lệ và người được trả tự do, nghèo khổ và các dân tộc không có quyền, bị chinh phục hoặc rải rác khắp La Mã (Ph.Ăngghen).

Nhấn mạnh giá trị của bình đẳng, mọi người đều bình đẳng trước chúa và có giá trị chung là trí tuệ, linh hồn, đạo đức, lương tâm để làm chủ muôn loài. Con người phải đạt được tự do tinh thần thông qua ý thức về sự tồn tại của chúa, yêu thương đồng loại, cởi mở, ôn hòa, kiềm chế trong sử dụng vật chất, không lộng hành. 10 điều răn của Chúa: Kính chúa; không được lấy danh nghĩa chúa để làm những điều phàm tục, tầm thường; thảo kính cha mẹ; không được giết người; không được tham lam; không được làm chứng dối; che giấu sự gian dối v.v…

Yêu thương đồng loại gắn với khoan dung, gồm khoan dung với các nhóm dễ bị tổn thương và cả những kẻ xúc phạm mình như cho kẻ đói ăn, khát uống, tha thứ cho kẻ khinh rẻ mình, những kẻ xúc phạm mình.

– Hiến chương Magna Carta (1215 – Anh). Nhấn mạnh tự do, bình đẳng tư pháp và quy định các quyền: quyền sở hữu, thừa kế tài sản, tự do buôn bán, quyền của phụ nữ góa chồng, quyền được xét xử đúng đắn trước pháp luật. Xác lập nguyên tắc pháp quyền trong thực thi quyền công dân: kiểm soát quyền lực, luật bảo vệ người dân trước hành động giam giữ, bắt, kết án trái luật của cơ quan công quyền (Luật Bảo thân – hapear Corpus) và luật tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *