Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
59755

Biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh

Trong câu chuyện hạnh phúc của nhân dân, chúng ta bàn đến việc văn hóa có vai trò như thế nào trong việc triển khai các nghị quyết của Đại hội XIII vào cuộc sống. Có thể nói thành công của Đảng phải bắt đầu từ chỗ các văn kiện đặt ra những vấn đề thiết thực, phù hợp với thực tiễn, giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Nhưng việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống là hoàn toàn không đơn giản. Nó đòi hỏi sự vận dụng công phu, tâm huyết, tinh thần quyết liệt của người lãnh đạo và được quần chúng đón nhận, và phải được thực hiện thành công trong cuộc sống.

Nụ cười Việt Nam

Trong câu chuyện hạnh phúc của nhân dân, chúng ta bàn đến việc văn hóa có vai trò như thế nào trong việc triển khai các nghị quyết của Đại hội XIII vào cuộc sống. Có thể nói thành công của Đảng phải bắt đầu từ chỗ các văn kiện đặt ra những vấn đề thiết thực, phù hợp với thực tiễn, giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Nhưng việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống là hoàn toàn không đơn giản. Nó đòi hỏi sự vận dụng công phu, tâm huyết, tinh thần quyết liệt của người lãnh đạo và được quần chúng đón nhận, và phải được thực hiện thành công trong cuộc sống.

Nhìn lại lịch sử, tên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà xuất hiện ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công và tiêu ngữ 6 chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc với ước nguyện đem lại hạnh phúc cho nhân dân được thể hiện dưới Quốc hiệu sau đó không lâu, tại sắc lệnh Luật số 50 ngày 09/10/1945. Nhưng trong suốt một thời gian dài từ năm 1945 cho đến nay, Việt Nam có quá nhiều thử thách ngặt nghèo phải vượt qua. Đó là giành chính quyền vào năm 1945 nhưng phải 30 năm sau, đất nước ta mới hoàn thành được sự nghiệp độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước và sau đó chúng ta phải đối phó với khủng hoảng, biến động và rất nhiều vấn đề lớn, phức tạp khác nữa. Và cũng phải sau hơn 30 năm đổi mới, ta mới tạo được thế và lực để có được ngày hôm nay. Nghĩa là đến thời điểm này, chúng ta đang có điều kiện cần và đủ để đi tới mục tiêu đã được đặt ra từ năm 1945 đó là hướng tới hạnh phúc của nhân dân. Là những khát vọng cháy bỏng mà cả dân tộc luôn hướng đến và cũng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng nỗ lực để đạt được, để mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân.

Khi nói tới mục tiêu của Đảng lãnh đạo hướng tới hạnh phúc của nhân dân, chúng ta phải hiểu rằng yêu cầu có cuộc sống hạnh phúc cao hơn yêu cầu có cuộc sống ấm no. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc tới một trong những quyền cơ bản của con người là quyền mưu cầu hạnh phúc. Trải qua gần 80 năm, cả dân tộc Việt Nam, từ lãnh đạo đất nước đến người dân bình thường đã phải gồng mình để vững vàng vượt lên những thử thách cam go, những tình thế ngặt nghèo, những cuộc giông bão, chúng ta chưa có thời gian để mưu cầu hạnh phúc theo đúng nghĩa. Giờ đây chính là lúc chúng ta thực hiện mục tiêu đó.

Để thực hiện mưu cầu hạnh phúc có hàng loạt vấn đề đặt ra. Hạnh phúc không nhất thiết phải có cuộc sống dư thừa, bởi nếu như hạnh phúc mặc định phải gắn với dư dả vật chất thì không có chuyện người giàu cũng bất hạnh. Hạnh phúc ở đây là những ước nguyện được đáp ứng một cách tổng hòa về nhu cầu hưởng thụ đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Trong câu chuyện hạnh phúc của nhân dân, chúng ta bàn đến việc văn hóa có vai trò như thế nào trong việc triển khai các nghị quyết của Đại hội XIII vào cuộc sống. Có thể nói thành công của Đảng phải bắt đầu từ chỗ các văn kiện đặt ra những vấn đề thiết thực, phù hợp với thực tiễn, giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Nhưng việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống là hoàn toàn không đơn giản. Nó đòi hỏi sự vận dụng công phu, tâm huyết, tinh thần quyết liệt của người lãnh đạo và được quần chúng đón nhận, và phải được thực hiện thành công trong cuộc sống.

Trước đó, Chúng ta đã có Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó có mệnh đề hết sức quan trọng, nguyên tắc chỉ đạo số một đó là: “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước” và Đảng cũng đã thẳng thắn đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 33 còn có nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của văn hóa. Cho nên văn hóa phải được nhìn nhận ngang bằng với chính trị, ngang bằng với kinh tế, ngang bằng với xã hội. Và để đất nước phát triển bền vững thì văn hóa phải thật sự thấm sâu, gắn kết chặt chẽ với chính trị, với kinh tế. Tư duy phát triển đất nước một cách đột phá, sáng tạo, bền vững phải bắt đầu từ văn hóa và con người. Phải hết sức chú trọng vị thế của văn hóa.

Khi chúng ta bàn đến câu chuyện đưa Nghị quyết vào cuộc sống, cần làm sống dậy tư tưởng này. Bên cạnh việc đã thực hiện rất tốt trong thời gian qua mà ai cũng nhìn thấy là cần thiết như xây dựng kinh tế, phát triển hạ tầng… thì đã đến lúc chúng ta phải biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh, tức là đưa sức mạnh văn hóa, sức mạnh con người vào cuộc chạy đua trên trường quốc tế có như vậy thì kinh tế mới phát triển theo nghĩa là mình không mãi mãi là học trò của người khác, mình phải đứng trên đôi chân của mình.

Trên bình diện văn hóa, cùng với những vấn đề đang bàn tới, là đâu đó vẫn có tiếng nói cho rằng Việt Nam vi phạm quyền. Vấn đề đặt ra là dựa vào những tiêu chí nào để đưa ra nhận định như vậy. Thực tế trong thời gian vừa qua, một số thế lực ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ vốn là nơi luôn tự cho là nhân quyền rất cao thì chỉ qua  dịch COVID-19 đã lộ rõ những điều họ thường dùng để lên giọng phán xét là chà đạp dân chủ, vi phạm nhân quyền đều tồn tại và bộc lộ rõ như bất bình đẳng, hỗn loạn xã hội, cướp bóc… Vì thế, nhân quyền không phải là một bức tranh đẹp để ngắm, một khái niệm trừu tượng, nhân quyền là đòi hỏi, là khát vọng của con người trên khắp hành tinh này và không tách rời khía cạnh văn hóa. Bởi văn hóa gắn với lịch sử và được hình thành trong quá trình lịch sử. Người châu Âu quan niệm về nhân quyền xuất phát từ khu vực đã trải qua những đêm trường trung cổ, trải qua cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến đề cao giá trị cơ bản của cá nhân, đối lập với phong kiến lãnh chúa. Còn ở các nước phương Đông, cụ thể là ở Việt Nam có chế độ quân chủ, nhưng quân chủ Việt Nam là anh em hòa thuận, trên dưới đồng lòng, cả nước góp sức. Như vậy, từ góc độ lịch sử văn hóa ở đây có những đặc thù có những sự khác biệt về ý thức hệ và chế độ chính trị, có sự khác biệt giữa các nước, nhóm nước, những hiện tượng luận mà không ở đâu giống đâu. Do đó, trong thời đại ngày nay, giữa không gian toàn cầu hóa, Việt Nam rất cần phải phát huy cao nhất những giá trị văn hóa, biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh. Phải nhận thức rằng chúng ta đang đứng trước những vận hội vô giá trong công cuộc phát triển và hành trình đi đến phồn vinh. Nhìn từ góc độ nhân quyền, để Nghị quyết đi vào cuộc sống cần chú trọng đến góc độ văn hóa. Khi nói tới câu chuyện đấu tranh chống những luận điệu sai trái, không nên cứ chỉ nói một cách đấu khẩu mà phải đặt lên bàn những điều nói người ta phải nghe, nhất là những điều nói cho nhân dân mình nghe để không mắc vào những suy luận không có căn cứ khoa học. Đồng thời, với việc luôn coi trọng và thúc đẩy các quyền con người, coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện tốt các chương trình kinh tế – xã hội nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đồng thời coi trọng việc phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy công bằng và an sinh xã hội… chính là câu trả lời cho những thành tựu quan trọng của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *