Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
49564

Nỗ lực bảo đảm tốt quyền con người  Kỳ 2: Thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế

Năm 2020, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và xu hướng bảo hộ, xung đột thương mại tiếp tục gia tăng. Đại dịch COVID-19 đã đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào trình trạng suy thoái trầm trọng, tác động đến trật tự kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu. Đảng, Chính phủ những chủ trương, giải pháp kịp thời, hiệu quả, vừa góp phần bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, vừa đấu tranh phòng ngừa, vô hiệu hóa hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống Việt Nam của các thế lực thù địch.

 

    Thúc đẩy quyền con người

          Năm 2020, Việt Nam với nhiều sáng kiến đẩy mạnh hợp tác quốc tế đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, tăng cường gắn kết ASEAN với LHQ, vị thế quốc tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về nhân quyền; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền LHQ; tham dự và đề xuất nhiều sáng kiến thúc đẩy hợp tác quốc tế về quyền con người tại các phiên họp cấp cao và khóa họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền LHQ. 

         Trong quá trình tham dự Hội nghị cấp cao và các Khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ, Đoàn Việt Nam đã khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; phát biểu thay mặt ASEAN tại các phiên thảo luận chuyên đề về quyền trẻ em và quyền của người khuyết tật. Bước đầu thực hiện công tác chuẩn bị, vận động để Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025.

         Trong năm 2020,  Việt Nam đã triển khai Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền LHQ; Ủy ban Dân tộc hoàn thiện Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD). Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, triển khai chính sách, pháp luật về lao động, xã hội tại Việt Nam…. 

           Nhân quyền luôn là vấn đề trọng tâm

            Việt Nam đã xử lý hài hòa, khéo léo mối quan tâm của các nước, các tổ chức quốc tế đối với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam; cung cấp thông tin chính thống về vấn đề nhân quyền cho các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp quốc, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để đất nước hội nhập và phát triển. Triển khai các biện pháp trao đổi với phía EU về vấn đề nhân quyền, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA, tạo động lực cho quan hệ hai bên, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. 

Bên cạnh đó đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ, vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch, định hướng dư luận trước các luồng thông tin xấu, độc; nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm quản lý và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thông tin, báo chí, tự do ngôn luận, tự do Internet; đề nghị các tập đoàn Google, Facebook hợp tác trong việc ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng internet, không để tán phát các luồng thông tin vu cáo, xuyên tạc chống Việt Nam về nhân quyền.

           Năm 2021, đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, việc khống chế đại dịch vẫn sẽ gặp nhiều thách thức ở cấp độ toàn cầu, cạnh tranh chiến lược nước lớn tiếp tục gia tăng, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc; tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tác động đến an ninh quốc gia; các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là thiên tai, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục diễn biến khó lường. Ở trong nước, diễn ra các sự kiện lớn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; bầu cử Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế; tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, nhân quyền vẫn sẽ là vấn đề trọng tâm trong quan hệ quốc tế với xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *