Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
42594

Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

 

Tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn; đảm bảo các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Phòng, chống các hành vi tra tấn liên quan đến các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự; thực thi nghiêm minh các quy định của Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật xử lý vi phạm hành chính. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn; các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn; các quy định pháp luật về bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế.

Việc Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra tấn, các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo… được coi là một bước tiến nữa của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người. Việt Nam không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước chống tra tấn, mà việc thực hiện Công ước sẽ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Và đây chính là điều kiện để Việt Nam thực hiện tốt hơn bản Hiến pháp với những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *