Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19557

Lạm dụng tình dục trẻ em bị xử phạt như thế nào tại Việt Nam?

Tháng 8, Interpol đã kết thúc chiến dịch toàn cầu Narsil được thực hiện từ tháng 12-2021 đến tháng 7-2023 nhằm đưa ra trước công lý những tội phạm điều hành mạng lưới các trang web lạm dụng tình dục trẻ em để kiếm lợi nhuận từ quảng cáo. Đánh giá về hiệu quả của Chiến dịch Narsil, một số tờ báo khẳng định, Narsil là một trong những hoạt động đầu tiên của Interpol tập trung vào việc xác định và bắt giữ những kẻ nhận doanh thu quảng cáo từ những người truy cập trang web muốn xem nội dung lạm dụng tình dục trẻ em. Tại Việt Nam, các hành vi liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đều bị xử lý nghiêm minh.

Hàng nghìn trẻ em bị lạm dụng tình dục trong suốt hơn 70 năm qua

Thuật ngữ bóc lộ tình dục trẻ em qua môi trường mạng được hiểu là bao gồm tất cả các hành vi mang tính chất khai thác tình dục đối với một đứa trẻ ở bất cứ thời điểm nào có liên quan đến môi trường trực tuyến. Nó thể hiện thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin để bóc lột tình dục hoặc khiến trẻ bị bóc lột tình dục, hoặc làm những tài liệu, hình ảnh tình dục để mua bán, sở hữu, phân phối và truyền tải trên môi trường mạng.

Có 4 hình thức và biểu hiện của bóc lột tình dục trẻ em qua môi trường mạng gồm:

1. Buôn bán trẻ em qua mạng vì mục đích mại dâm: Biểu hiện của hình thức này là buôn bán trẻ em bao gồm tất cả những hành động liên quan tới việc tuyển mộ, dụ dỗ thông qua các trang web, trang mạng xã hội, sau đó vận chuyển trẻ em trong nước hoặc qua biên giới, bao gồm lừa gạt, cưỡng bức và gán nợ nhằm mục đích bóc lột tình dục và sức lao động.
Các bạn trẻ thường bị rơi vào các tình huống sau: bị lừa gạt bởi người lớn; bị đe dọa bằng bạo lực hoặc ép buộc; bị bắt cóc; bị nghiện ma tuý hoặc các chất gây nghiện khác; bị mua chuộc bởi tiền hoặc quà.

2. Mại dâm trẻ em qua mạng: Mại dâm qua mạng là việc trao đổi tiền, quà hoặc bất cứ hình thức thanh toán nào khác để đổi lấy quan hệ tình dục thông qua việc dụ dỗ các em qua mạng để gặp trực tiếp đối tượng hoặc xây dựng mối quan hệ để trẻ có thể hiểu là đang được yêu thương và đồng thuận quan hệ. Trẻ em có thể bị xâm hại tình dục để đổi lấy tiền, thức ăn, quần áo, chỗ ở, sự bảo vệ hoặc điểm tốt ở trường. Những khoản thanh toán này có thể được trả trực tiếp cho trẻ em hoặc người quản lý/ khống chế trẻ.

3. Khiêu dâm trẻ em qua mạng: Là nội dung khiêu dâm khai thác trẻ em để kích thích tình dục. Nội dung khiêu dâm trẻ em có thể sử dụng nhiều loại phương tiện bao gồm: tranh vẽ, phim hoạt hình, ghi âm, phim, video và trò chơi điện tử, chat sex, gọi qua video để xem trẻ trình diễn khiêu dâm, đóng phim khiêu dâm trực tuyến hoặc quay lại để bán cho khách.

4. Du lịch tình dục qua mạng: Du lịch tình dục trẻ em qua mạng là thông qua internet những người đi du lịch đến một vùng nào đó trong nước họ hoặc ở một nước khác, thường là nước kém phát triển hơn, để tham gia vào các hoạt động tình dục với trẻ em. Những kẻ phạm tội thường tìm đến những nơi xa lạ, hệ thống pháp luật lỏng lẻo vì chúng nghĩ ở đó chúng sẽ ít bị phát hiện hơn. Du lịch không phải là nguyên nhân của bóc lột tình dục trẻ em. Tuy nhiên, những kẻ bóc lột sử dụng những phương tiện của ngành du lịch (khách sạn, quán rượu, hộp đêm…) để xâm hại tình dục trẻ em đã được trao đổi trước thông qua một tài khoản xã hội nào đó.

Xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay thì liên tục có những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện và xử lý. Sau khi liên tục có những thông tin như vậy thì có khá nhiều người trưởng thành cũng lên tiếng về việc mình từng bị xâm hại khi còn nhỏ. Như vậy có thể thấy rằng không chỉ thời gian gần đây mà vấn đề này đã tồn tại từ khá lâu rồi, chỉ là bị phát hiện hay chưa bị phát hiện mà thôi.

Tại Việt Nam, Điều 147 Bộ Luật Hình sự năm 1999 có quy định: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như sau:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Báo cáo “Nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam” do mạng lưới toàn cầu về chấm dứt tình trạng bóc lột tình dục trẻ em ECPAT, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL) và Văn phòng Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Innocenti công bố hồi năm ngoái cho biết, chỉ 1/3 trẻ sử dụng Internet ở Việt Nam nhận được thông tin về cách giữ an toàn trên mạng. Việc thiếu thông tin khiến trẻ em dễ bị bóc lột, xâm hại tình dục trên mạng ở Việt Nam.
Báo cáo cũng cho thấy, trẻ em đã chịu nhiều hình thức bóc lột, xâm hại tình dục qua mạng như: 8% trẻ em độ tuổi 12-17 sử dụng Internet từng nhận được bình luận khiếm nhã khiến các em không thoải mái trong năm qua (12 tháng trước khảo sát); 43% không nói với ai rằng việc này đã xảy ra, chủ yếu vì trẻ cho rằng sẽ chẳng giải quyết được việc gì/chẳng làm được gì nếu các em kể lại vụ việc đó; 5% trẻ từng nhận được hình ảnh nhạy cảm không mong muốn. Gần một nửa trong số này đã không kể với ai vì không biết phải kể với ai…

H.Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *