Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14362

Bảo vệ quyền được học của trẻ em ở Việt Nam

“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”, đặc biệt đối với trẻ em ngày nay. Nhưng hiện nay vẫn có một số người cản trở việc học tập của trẻ em. Vậy những hành vi nào được coi là cản trở, ngăn cản việc học tập (cũng như ngăn cản quyền học tập) của trẻ em hiện nay và pháp luật, nhà nước Việt Nam sẽ xử lý những người có hành vi này như thế nào?

Để bảo về quyền trẻ em, Việt Nam có Luật giáo dục số 38/2005/QH11; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2005; Nghị định số 71/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định số 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 quy định về Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân gồm:
– Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
– Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
– Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
– Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Đồng thời Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định về Quyền được học tập như sau:
1. Trẻ em có quyền được học tập.
2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

Điều 10 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em về Cản trở việc học tập của trẻ em:
1. Lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
2. Bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật.
3. Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục, phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục.
4. Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
5. Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em.
6. Từ chối tiếp nhận hoặc gây áp lực để cản trở việc tiếp nhận trẻ em khuyết tật có khả năng học tập, trẻ em nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ hoặc có cha, mẹ nhiễm HIV được vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Cho trẻ đi học sớm sẽ giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt các kỹ năng tư duy

Như vậy, tất cả các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 71/2011/NĐ-CP (có bất kỳ hành vi nào buộc trẻ em thôi học) thì sẽ là những hành vi vi phạm quyền được học tập của trẻ em. Tất cả các cơ quan có thẩm quyền, từ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mặt trận, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ y tế, Bộ tài chính,.. đều có trách nhiệm thực hiện và phối hợp thực hiện tuyên truyền, bảo vệ, giáo dục trẻ em.

Đồng thời Điều 30 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về cấm cản trở quyền học tập của trẻ em:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
b) Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục dành cho trẻ em;
b) Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục dành cho trẻ em.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy đã bị phá hoại do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Vậy, những người có hành vi vi phạm về quyền học tập của trẻ em thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500 000 đồng những hành vi quy định tại Điều 30 Nghị định 144/2013/NĐ-CP và phải chịu các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, nếu là cha mẹ vi phạm thì còn bị hạn chế quyền của cha mẹ với con.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *