Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
34429

Giới dân chửi ca ngợi Dubai bất chấp thành tích nhân quyền tồi tệ

 

Trong những năm gần đây, sự sùng bái nước Mỹ của nhiều nhà dân chửi đã lên cao đến mức bệnh hoạn. Họ hết lời ca ngợi Mỹ và các đồng minh, và bắt Việt Nam học theo những nước này, mà không nhận ra rằng sự so sánh của họ rất khập khiễng. Trong nhiều trường hợp, để bênh Mỹ và các đồng minh của Mỹ, họ đã phản bội lý tưởng dân chủ, nhân quyền của mình. Bài viết mới đây trên fanpage Việt Tân, trong đó họ so sánh tốc độ phát triển của Việt Nam với Dubai, là một ví dụ:

Trước hết, mô hình phát triển của Dubai có đáng để Việt Nam học hỏi không? Dubai không phải là một quốc gia như Việt Nam, mà là một thành phố trực thuộc Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), có nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu dầu mỏ. Nhờ tiền thu được từ dầu mỏ, UAE đã mở rộng kinh doanh các dịch vụ du lịch, tài chính, và bất động sản. Nếu đòi Việt Nam phát triển theo hướng của Dubai, thì chẳng khác nào bảo Việt Nam cứ hút dầu lên bán, rồi lấy tiền đó để xây khu du lịch, khu nhà ở hạng sang chuyên phục vụ khách ngoại quốc.

Còn mô hình chính trị của Dubai thì thế nào? Chính phủ Dubai hoạt động theo mô hình quân chủ, do gia tộc Al Maktoum trị vì từ năm 1833. Tiểu vương Dubai hiện tại là Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người đồng thời giữ chức phó tổng thống và thủ tướng của UAE. Trong mắt các tổ chức nhân quyền phương Tây, chế độ của Al Maktoum là một chế độ độc tài, không có bầu cử tự do, và đàn áp bất đồng chính kiến.

Đặc biệt, Dubai nổi tiếng thế giới về sự vi phạm quyền lao động và chế độ nô lệ hiện đại. Phần lớn trong số 250.000 lao động nước ngoài ở Dubai sống trong điều kiện được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đánh giá là “thiếu nhân tính”. Đài Phát thanh Nhân dân Quốc gia (NPR) tường thuật rằng người lao động ở Dubai “thường sống đến tám người trong một căn phòng, gửi về quê nhà một phần tiền lương của họ cho gia đình, những người thân mà họ không nhìn thấy trong nhiều năm liền”. Vấn nạn này đã được mô tả trong bộ phim tài liệu “Nô lệ ở Dubai” (2009). Kêu gọi Việt Nam bắt chước mô hình phát triển của Dubai là kêu gọi Việt Nam sống bằng dầu mỏ, chuyển sang chế độ quân chủ, và đối xử tàn tệ với người lao động.

Mà Việt Nam đã đạt được tốc độ đô thị hóa như Dubai chưa? Nếu so sánh ảnh chụp các vùng ven đô ở Hà Nội và Tp.HCM trong giai đoạn 1985-2016, người ta sẽ thấy các cao ốc ở Việt Nam cũng đã mọc lên nhanh không kém. Nhưng nếu Dubai chỉ cần xây nhà trong sa mạc, thì để đô thị hóa, Việt Nam đã phải đánh đổi cân bằng môi sinh và ruộng đất của nhiều người nông dân. Khuyến khích Việt Nam đô thị hóa như Dubai là học đòi một cách thiếu hiểu biết. Và thật nực cười khi các nhà dân chửi vừa đòi Việt Nam đô thị hóa nhanh hơn, vừa kêu ca về chuyện giải phóng mặt bằng hay chuyện ngập lụt vì bê tông hóa.

Qua sự việc này, có thể thấy giới dân chửi vừa thiếu hiểu biết về nhân quyền và phát triển, vừa không có một chút trách nhiệm nào với đời sống của người dân. Họ chỉ làm thạo hai việc, là chửi chế độ và bốc thơm bè cánh của Mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *