Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
5573

Chống tra tấn và bình đẳng giới – Bài 3

Trách nhiệm thực hiện và bảo đảm các quy định của Luật bình đẳng giới, cũng là thực hiện một trong các giải pháp để phòng, chống tra tấn vì lý do giới

a) Trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (Khoản 1, Điểm a, b, d và đ Khoản 2 Điều 31 Luật Bình đẳng giới)

– Trong công tác tổ chức, cán bộ:

+ Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi.

+ Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới.

– Trong hoạt động:

+ Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm.

+ Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình.

+ Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình.

b) Trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức khác (Khoản 1, Điểm b, c, d, đ, e và g Khoản 2 Điều 32 Luật Bình đẳng giới)

– Trong công tác tổ chức và hoạt động:

+ Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng.

+ Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

+ Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.

– Chủ động hoặc phối hợp tham gia hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới:

+ Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.

+ Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình đẳng giới.

+ Dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới.

+ Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình.

+ Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

+ Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con.

c) Trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của gia đình (Điều 33 Luật Bình đẳng giới)

– Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

– Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

– Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

– Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

d) Trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của công dân nam, nữ (Điều 34 Luật Bình đẳng giới)

– Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;

– Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;

– Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;

– Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

đ) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Luật bình đẳng giới (Khoản 6 Điều 25, Khoản 5 Điều 28, Khoản 4 Điều 29, điểm c Khoản 2 Điều 31, điểm a Khoản 2 Điều 32 Luật Bình đẳng giới): Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và cơ quan, tổ chức khác.

e) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới (Khoản 4 Điều 25 , Khoản 6 Điều 26 , Khoản 3 Điều 27 và Khoản 4 Điều 28 Luật Bình đẳng giới): Chính phủ; cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); Bộ và cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp.

h) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới (khoản 3 Điều 29 và Điều 36 Luật Bình đẳng giới): Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân; Đại biểu Hội đồng nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên.

g) Cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới (Khoản 6 Điều 26 , Khoản 4 Điều 28 Luật Bình đẳng giới): cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); Uỷ ban nhân dân các cấp; các chủ thể khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *