Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18050

Bảo đảm quyền tự do tôn giáo đối với phạm nhân Kỳ 1: Không có sự phân biệt đối xử giữa các phạm nhân theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo

Chính sách nhất quán của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong đó có bảo đảm quyền tự do tôn giáo đối với người phạm tội. Theo các quy định của pháp luật, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho phạm nhân theo tôn giáo tiếp tục thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Bảo đảm cho phạm nhân quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

12.000 phạm nhân là tín đồ tôn giáo

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Khoản 5 Điều 6 Luật này quy định: “Người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”. Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Điểm i Khoản 1 Điều 27 quy định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân: “phạm nhân được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật”.

Hiện nay, các trại giam thuộc lực lượng Công an nhân dân đang quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân theo tôn giáo, với số lượng khá lớn. Trong 54 trại giam đang quản lý, giam giữ, giáo dục khoảng 12.000 phạm nhân trong hồ sơ phạm nhân có ghi là tín đồ tôn giáo. Phân tích số liệu cụ thể gồm: 10.737 phạm nhân nam, 1.407 phạm nhân nữ; chiếm khoảng 8,57% trong tổng số phạm nhân đang giam giữ khoảng 140.000 phạm nhân, trong đó 88 phạm nhân người nước ngoài; 4.622 phạm nhân là tín đồ Công giáo, 503 phạm nhân là tín đồ Tin lành, 6.048 phạm nhân là tín đồ Phật giáo, 59 phạm nhân là tín đồ Hồi giáo, 422 phạm nhân là tín đồ Cao Đài, 445 phạm nhân là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, 29 phạm nhân là tín đồ Bà – la – môn, 15 phạm nhân là tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa, 15 phạm nhân là tín đồ các tôn giáo khác. Trong tổng số phạm nhân là tín đồ tôn giáo trên, không có phạm nhân nào có tội danh liên quan hoạt động tôn giáo.

Không có sự phân biệt đối xử giữa các phạm nhân theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo

Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chỉ quy định về quyền tư do tín ngưỡng, tôn giáo đối với công dân, chưa có quy định việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo đối với phạm nhân. Tuy nhiên, thực tiễn tại các cơ sở giam giữ của Bộ Công an đã chủ động bố trí cho một số phạm nhân theo tôn giáo được thực hành niềm tin tôn giáo và tiếp nhận kinh sách, ấn phẩm tôn giáo xuất bản hợp pháp tại Việt Nam từ thân nhân nhưng số lượng, thời lượng phải phù hợp với các quy định của pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ và điều kiện, cơ sở vật chất của từng cơ sở giam giữ. Điển hình như trường hợp Nguyễn Văn Lý trong thời gian chấp hành án tại trại giam Nam Hà đã được cơ sở giam giữ tạo điều kiện cho phép thực hành, bày tỏ niềm tin tôn giáo.

Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành, mở rộng chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo gồm từ “công dân” thành “mọi người”, trong đó bao gồm cả phạm nhân, Bộ Công an đã chủ động xây dựng, bố trí số lượng ấn phẩm liên quan tôn giáo nhất định tại các thư viện hoặc phòng đọc sách của các cơ sở giam giữ phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, ấn phẩm liên quan tôn giáo phù hợp điều kiện cơ sở vật chất thực tế của từng cơ sở giam giữ. Đối với nguồn sách, báo, ấn phẩm liên quan tôn giáo do thân nhân phạm nhân gửi vào được kiểm duyệt và lưu giữ tại thư viện, phòng đọc sách cho phạm nhân sử dụng. Tất cả phạm nhân kể cả những người không có niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo đều được đăng ký sử dụng sách, báo, ấn phẩm liên quan tôn giáo tại phòng đọc, thư viện hoặc mượn về buồng giam theo quy định của pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ. Đồng thời, các phạm nhân là tín đồ tôn giáo đều được tạo điều kiện để thực hiện một số lễ nghi tôn giáo, không có sự phân biệt đối xử giữa các phạm nhân theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *