Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19864

Bảo đảm quyền tự do hội họp lập hội

Bảo đảm quyền tự do hội họp lập hội.

Quyền lập hội đã được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946, Sắc lệnh số 52 của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 về Lập hội (15 Điều), Sắc lệnh số 102-SL/004-L năm 1957 ban hành Luật quy định về quyền lập hội (12 Điều), Chỉ thị 202- CT/HĐBT về các quy định của Nhà nước về lập hội năm 1990.

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền tự do hội họp lập hội, biểu tình (Điều 25). Quyền lập hội còn được thể hiện trong các đạo luật quan trọng và nhiều văn bản dưới luật. Bộ luật Dân sự (từ Điều 230 đến Điều 232) quy định các hội được thành lập hợp pháp sẽ được pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản của hội;

Bộ luật Hình sự sửa đổi (Điều 163) quy định về tội xâm phạm quyền tự do hội họp lập hội của công dân và người vi phạm có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến một năm; Nghị định số 33/2012/NĐ- CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hiện nay, các cơ quan liên quan đang  xây dựng dự thảo Luật về Hội nhằm cụ thể hóa Điều 25 của Hiến pháp năm 2013.

Bảo đảm quyền tự do hội họp, lập hội
Bảo đảm quyền tự do hội họp, lập hội

Hiện ở Việt Nam có hàng ngàn hội, đại diện cho ý chí, lợi ích, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tổ chức và hiệp hội của thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, người cao tuổi, người khuyết tật…; các hội từ thiện, các tổ chức khoa học, nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ đã đăng ký hoạt động.

Tính đến hết tháng 12/2014, cả nước có 52.501 hội (482 hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 52.019 hội hoạt động ở phạm vi địa phương), trong đó có 8.792 hội được xác định là hội có tính chất đặc thù (28 hội hoạt động trong phạm vi cả nước và 8.764 hội hoạt động ở phạm vi địa phương).

Năm tổ chức chính trị-xã hội lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội là: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị-xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tuy nằm trong hệ thống chính trị nhưng không phải là cơ quan công quyền, mà là đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của các giai tầng xã hội. Quyền tự do hội họp lập hội.

Các hội tại Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định vai trò là những tổ chức vận động và phản biện chính sách trong đời sống chính trị, xã hội và các ngành, lĩnh vực liên quan.

Xây dựng và phát triển hội, đặc biệt là các tổ chức cộng đồng ở các vùng nghèo đã trở thành một trong những phương pháp tiếp cận đang được khuyến khích, nhằm tăng cường năng lực và thúc đẩy việc thực hiện các quyền của người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. Nhà nước chủ trương đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức đoàn thể vào công việc của địa phương và xây dựng mối quan hệ đối thoại/đối tác giữa chính quyền với các tổ chức, đoàn thể nhân dân.

Thanh Tuấn.

nhanquyenvn.org

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *