Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21478

AUKUS và dấu hiệu của một trật tự toàn cầu mới KỲ 1: “Cú đâm sau lưng”?

Được gọi là một “thỏa thuận hạt nhân” nhưng đối tác an ninh ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) lại không là gì cả bởi các tàu ngầm không phải là những chiếc Tridents mang vũ khí hạt nhân mà là những chiếc tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, mang lại tầm hoạt động xa hơn. Thực chất, AUKUS là sự ràng buộc của Mỹ vào an ninh châu Á-Thái Bình Dương trong dài hạn và sự dính líu của Mỹ vào an ninh châu Âu trong một thế giới mà NATO có thể ít liên quan hơn.

“Cú đâm sau lưng”

Trả lời đài RFI về quyết định của Canberra và Washington, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves le Drian cho biết, đây là “cú đâm sau lưng”. Hiện Pháp đã triệu hồi Đại sứ tại Mỹ và Australia. “Đã có sự nói dối, một sự vi phạm lớn giữa lòng tin và sự khinh thường”, ông Le Drian nói với kênh truyền hình France 2 đồng thời mô tả việc rút Đại sứ lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước là một hành động “mang tính biểu tượng” nhằm “cho thấy chúng tôi không hài lòng như thế nào và đang có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai bên”. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh, Australia đã “nuốt lời” và tuyên bố huỷ luôn cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Anh vốn đã lên lịch từ lâu. Bà Florence Parly khẳng định, sự giải thích của Thủ tướng Australia Scott Morrison là công nghệ tàu ngầm quy ước, theo mẫu mà Naval Group dự kiến đóng không còn thích hợp với Canberra là một sự giải thích nhầm lẫn và cố ý. Còn Anh đã hành động một cách “cơ hội” trong thoả thuận giữa Mỹ-Australia, dẫn đến việc Canberra từ bỏ thoả thuận đã ký với Paris trước đó.

Năm 2016, Naval Group đã trúng thầu hợp đồng trị giá 66 tỷ USD đóng 12 tàu ngầm quy ước cho hải quân Australia. Trong những năm qua, Tổng thống Pháp Emmnanuel Macron đã rất nỗ lực ủng hộ sự hợp tác này. Tuy nhiên, phía Australia lại dần dần đưa ra những lời chê trách với Pháp như chậm trễ hoặc chi phí bị đội lên. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, Pháp cùng Naval Group là bên thiệt thòi nhất dù được chính quyền Canberra chuẩn bị bồi thường gần 300 triệu USD. “Đây là một đòn rất đau cho Tổng thống Emmanuel Macron – người từng vạch ra trục chiến lược Paris-Delhi-Canberra khi thăm Australia năm 2018. Nó cũng cho thấy Pháp đang bị đánh bật khỏi vị trí quan trọng trong việc “hàn gắn” và “thiết lập” trật tự thế giới”.

Giải quyết căng thẳng thông qua con đường ngoại giao

Trong bối cảnh bị Pháp chỉ trích dữ dội, Thủ tướng Australia Scott Morrison lên tiếng thanh minh và cho hay ông từng đề cập tới khả năng Australia rút khỏi thoả thuận tàu ngầm trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmnauel Macron. Thừa nhận sự tổn hại đối với mối quan hệ Australia-Pháp, ông Scott Morrison nói: “Tôi đã làm rất rõ. Chúng tôi đã có một bữa tối dài tại Paris về những vấn đề hết sức quan ngại liên quan đến khả năng của các tàu ngầm truyền thống trong việc đối phó với môi trường chiến lược mới mà chúng ta đang đối mặt. Tôi cũng đã làm rõ rằng đó là một vấn đề mà Australia cần đưa ra quyết định dựa trên lợi ích quốc gia”. Cũng theo giải thích của Thủ tướng Australia, công nghệ tàu ngầm quy ước theo mẫu mà tập đoàn Pháp Naval Group dự kiến đóng không còn thích hợp ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương bởi tàu ngầm hạt nhân có nhiều lợi ích hơn, mạnh hơn, bền hơn, nhanh hơn, kín đáo hơn và có khả năng chuyên chở lớn hơn.

Cho đến ngày 20/9, cả Mỹ, Anh, Australia đều bày tỏ sự tiếc nuối trước hành động của Pháp. Nhà Trắng đã ra thông cáo nhấn mạnh Pháp là “một đối tác sống còn, một đồng minh lâu đời” và Washington muốn giải quyết căng thẳng thông qua con đường ngoại giao. Hiện cả Pháp và Mỹ đang nỗ lực sắp xếp một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng thống Joe Biden. Anh cũng không ngoại lệ, tìm mọi cách hàn gắn quan hệ với chính quyền Paris. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace còn tuyên bố ông đã nói chuyện với người đồng cấp Pháp và rằng “đó không phải là bất động chiến lược giữa Anh và Pháp. Tôi thấu hiệu sự thất vọng của Paris đối với hợp đồng này”.

Theo tin từ hãng Reuters, giới chức Australia đều đã xác nhận việc Canberra huỷ hợp đồng sản xuất 12 tàu ngầm quy ước với Naval Group của Pháp trị giá 66 tỷ USD và chuyển sang dùng tàu ngầm hạt nhân của Anh-Mỹ. Với thoả thuận AUKUS, Australia sẽ có ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân được chế tạo theo công nghệ Anh-Mỹ và chiếc đầu tiên dự kiến bàn giao vào năm 2040. Cùng với việc hợp tác mới này, Australia cũng dự kiến sẽ cho nghỉ hưu hạm đội 6 tàu ngầm lớp Collins vào năm 2030. Với sự hỗ trợ của Anh-Mỹ, Australia sẽ trở thành nước thứ 7 trên thế giới vận hành tàu ngầm hạt nhân. Tin tức từ hãng CNN cho hay, Mỹ có 3 loại tàu ngầm hạt nhân gồm: tàu ngầm lớp Ohio có khả năng bắn tên lửa đạn đạo (SSBN); tàu ngầm lớp Ohio có khả năng bắn tên lửa dẫn đường và triển khai các hoạt động đặc biệt (SSGN) và tàu ngầm tấn công nhanh (SSN). Anh thì có 12 tàu ngầm hạt nhân gồm tàu SSBN thuộc lớp Vanguard và tàu SSN. Australia đã xem xét kỹ từng loại tàu ngầm này và lựa chọn SSN. Cụ thể tàu SSN lớp Virginia của Mỹ đại diện cho một thành tựu kỹ thuật hiện đại. Thân tàu áp suất đường kính 10,2m chứa một lò phản ứng S9G có khả năng được đánh giá ở khoảng 190 megawatt, tương đương với lò phản ứng OK-650 của Nga trong lớp Akula của Dự án 971. Lớp Virginia có tuổi thọ lõi của lò phản ứng trên tàu là 33 năm và không cần tiếp nhiên liệu. Còn tàu SSN lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh tự hào có lõi lò phản ứng “sự sống của tàu”, vượt trội hơn nhiều so với yêu cầu tiếp nhiên liệu mỗi thập kỷ một lần của Barracuda của Pháp. Đáng chú ý là không lâu sau lễ công bố AUKUS, Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng đã xác nhận việc nước này sẽ mua tên lửa Tomahawk của Mỹ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *