Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
30628

2 khuyến nghị UPR chu kỳ 3 về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các DTTS: Đã và đang thực hiện đến đâu?

Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa” (Điều 41).

Nhà nước Việt Nam cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh, Luật Di sản Văn hóa, Luật xuất bản… tạo một hành lang pháp luật rộng mở, thuận lợi cho các hoạt động về bảo tồn di sản văn hóa đặc biệt là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các DTTS.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch phối hợp với các địa phương nghên cứu bảo tồn một số làng, bản tiêu biển và lễ hội đặc sắc của người dân tộc thiểu số. Quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới nội dung hoạt động sưu tầm, kiểm kê, trưng bày hiện vật để phát huy giá trị di sản văn hóa ở 03 bảo tàng cấp Trung ương và 65 bảo tàng cấp tỉnh. Nhiều địa phương đầu tư ngân sách, huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện các đề án, dự án bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống hiệu quả. Địa bàn vùng DTTS&MN được cấp có thẩm quyền công nhận 04 di tích quốc gia đặc biệt, 08 di tích lịch sử văn hóa. Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng 559 nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú là người DTTS. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của nhiều DTTS ngày càng được chú trọng.

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đồng bào DTTS hưởng ứng, đạt kết quả tốt; nhờ đó, một số phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ. Hằng năm, đã tổ chức được nhiều ngày hội văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của các dân tộc đặc trưng cho từng vùng, miền.

Thực hiện hiệu quả Chương trình đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Đến nay, 95% số xã được phủ sóng phát thanh truyền hình; xây dựng được hơn 16.000 điểm bưu điện văn hóa xã, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc đa dạng của người dân.

Chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc được chú trọng hơn, tăng cả số lượng đài và thời lượng phát sóng. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh, truyền hình các địa phương có đông đồng bào DTTS đều phát chương trình nhiều thứ tiếng dân tộc phù hợp với văn hóa của từng vùng miền; riêng Kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam đã sản xuất, phát sóng 22 thứ tiếng DTTS.

Các ấn phẩm báo chí phong phú, đa dạng; có gần 100 tờ báo viết, 200 trang thông tin điện tử cùng với hàng triệu tờ báo/tạp chí của 18 ấn phẩm báo chí cấp không thu tiền ở vùng DTTS&MN đã góp phần chuyển tải chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân.

Như vậy với hệ thống pháp luật về quyền văn hóa đã được ban hành và thực tiễn triển khai thực hiện, có thể khẳng định Việt Nam đã và đang nỗ lực cao trong việc xây dựng thể chế, bảo đảm quyền văn hóa, trong đó chú trọng thực hiện đầy đủ các khuyến nghị UPR chu kỳ 3 về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các DTTS. Đó cũng là lý do mà Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đoàn kết với 54 dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *