Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
4528

Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Ngày Sức khỏe Thế giới (6/4) là một trong các ngày lễ trong tháng 4 đặc biệt quan trọng do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn. Đây là sự kiện nhắc nhở mọi người trên khắp thế giới hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân theo bộ chủ đề thay đổi hàng năm dựa trên 17 mục tiêu phát triển bền vững Liên Hợp Quốc xây dựng. Việt Nam cũng đã thể hiện cam kết của mình trong việc cung cấp các dịch vụ y tế an toàn và chất lượng cao cho người dân. 

Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Việt Nam hiện nay đáp ứng được gần 80% nhu cầu y tế của người dân liên quan đến các dịch vụ y tế thiết yếu, được coi là tương đối cao so với các nước khác trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Đồng thời, Việt Nam cũng đã thể hiện cam kết của mình trong việc cung cấp các dịch vụ y tế an toàn và chất lượng cao cho người dân. Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) được thành lập vào năm 2009 với nhiệm vụ thiết lập và hoàn chỉnh hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược.

Phòng khám Đa khoa khu vực Đạo Trù, huyện Tam Đảo được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Năm 2011, Việt Nam đã khởi động vấn đề sự cố y khoa và an toàn bệnh nhân, được gọi là “An toàn ngành Y” và từ đó vấn đề này đã trở thành một chính sách ưu tiên của ngành y tế. ban hành các thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, và đây cũng đã trở thành một trong những ưu tiên chính của Bộ Y tế. Năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 43/BYT/2018 Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám chữa bệnh. Những hướng dẫn được đưa ra trong thông tư nhằm giúp các cơ sở y tế xây dựng một môi trường chăm sóc sức khỏe mà tại đó, sự cố y khoa được xác định, phân tích, báo cáo và xử lý để ngăn chặn lặp lại trong tương lai.

Đặc biệt, hồi tháng 1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23/01/2024 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).

Mục tiêu của Chiến lược là mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể là công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng. Từng bước kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao năng lực quản lý môi trường y tế, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe người dân.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế từ trung ương đến cơ sở để đáp ứng với sự thay đổi mô hình bệnh tật, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh; thu hẹp khoảng cách về bệnh tật, tử vong giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công – tư trong cung ứng dịch vụ y tế.

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng ưu tiên.

Phát triển hệ thống y tế hiện đại vào năm 2045

Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở, khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo; tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế; công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nghiên cứu và phát triển dược, thiết bị y tế được chú trọng; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát huy vai trò công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế cũng được chú ý.

Cùng với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, các bệnh viện, trung tâm y tế đã chủ động mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Chiến lược cũng ghi rõ, đến năm  năm 2045, hệ thống y tế phát triển hiện đại, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Để nâng cao sức khỏe nhân dân, Chiến lược đưa ra các giải pháp như đẩy mạnh thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam; Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; tập trung cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm tỷ lệ trẻ em khuyết tật, ưu tiên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, khu vực khó khăn;…

Để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở, Chiến lược thực hiện tăng cường đầu tư mạng lưới y tế dự phòng, năng lực xét nghiệm, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng; tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở…

H.Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *