Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27413

Việc tham gia của Việt Nam tại các cơ chế nhân quyền LHQ và cơ chế nhân quyền khu vực, các nước và các tổ chức phi chính phủ?

Việt Nam đang ngày càng chủ động và tích cực hơn tại các cơ chế của LHQ về quyền con người, đặc biệt là đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2014-2016), Hội đồng Kinh tế – Xã hội (2016-2018), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015-2019).

Việt Nam coi trọng hợp tác, đối thoại với hệ thống các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã đón các Báo cáo viên Đặc biệt về quyền được chăm sóc y tế, về quyền văn hóa, về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, về quyền lương thực, Chuyên gia độc lập về các vấn đề dân tộc thiểu số, Chuyên gia độc lập về nhân quyền và đói nghèo, Chuyên gia độc lập về tác động của nợ nước ngoài đối với nhân quyền. Trong các chuyến thăm trên, các Thủ tục Đặc biệt đã ghi nhận nỗ lực, thành tựu của Việt Nam, sự hợp tác, trao đổi thẳng thắn của các cơ quan Chính phủ, các địa phương, các tổ chức phi chính phủ và đã đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.

Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao

Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tham gia nghiêm túc vào quá trình xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người, đóng góp tích cực trong các Ủy ban ASEAN về phụ nữ và trẻ em, về lao động di cư… Việt Nam đang tích cực lồng ghép quyền con người trong tất cả các trụ cột của cộng đồng ASEAN “dung nạp, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm”. Việt Nam và các nước ASEAN đang triển khai Kế hoạch công tác 5 năm giai đoạn 2015-2020 của AICHR, Kế hoạch công tác của Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN giai đoạn 2016-2020; đã thông qua Kế hoạch hành động khu vực về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (21/11/20150, Văn kiện đồng thuận ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động di cư (14/11/207), Tuyên bố chung về phụ nữ, hòa bình và an ninh (2017) và dự kiến hoàn thành Kế hoạch lồng ghép quyền củ người khuyết tật trong cộng đồng ASEAN trong năm 2018.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP) vào 13/12/2016 (có hiệu lực ngày 08/3/2017), tham gia Kế hoạch hành động Bohol về chống mua bán người (2017-2020), tích cực tham gia vào Tiến trình Bali và Tiến trình COMMIT về phòng chống đư người di cư trái phép qua biên giới. Bên cạnh đó, Việt Nam ký thỏa thuận song phương với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào trong phòng chống buôn bán người xuyên biên giới.

Ở cấp độ song phương, Việt Nam hiện có cơ chế Đối thoại nhân quyền chính thức với năm nước/đối tác, bao gồm Mỹ, EU, Thụy Sỹ, Na Uy và Australia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều kênh trao đổi không chính thức về các vấn đề quyền con người, tham gia nhiều diễn đàn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của quyền con người.

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ với trên 1.000 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó có 563 tổ chức đăng ký hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có đóng góp tích cực vào nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *