Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
62773

Ấn Độ: Lợi ích của chính sách trung lập!

 

Sau khi Việt Nam nhiều lần thể hiện lập trường trung lập bỏ phiếu trắng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, nhất là mới đây Việt Nam bỏ phiếu chống về việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, truyền thông zân chủ liên tiếp công kích rằng “Việt Nam đã tự bắn vào chân mình”, chính sách ngoại giao của Việt Nam “lệ thuộc” Nga và Trung Quốc, rằng đây là “hành động ủng hộ Nga xâm lược Ukraine”, là “sợ bất đồng với Trung Quốc”… Thậm chí họ thổi phồng lên rằng, hành động này là thể hiện Việt Nam quyết định chọn phe, đó là nhóm các quốc gia tương đồng về thể chế chính trị, đối đầu với Mỹ và Phương Tây. Việc làm này sẽ “khiến Việt Nam nhận hậu quả nguy hiểm và sẽ phải một mình chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông” và sẽ “thất bại trong việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”…Thậm chí ra sức hù dọa rằng, Mỹ và đồng minh sẽ trả đũa và cô lập Việt Nam.

Có vẻ dường như các chuyên gia “phương tây” và truyền thông zân chủ cố tình lờ đi lập trường trung lập là nguyên tắc ngoại giao của Việt Nam. Việc bỏ phiếu trắng là thể hiện Việt Nam phản đối hành xử vội vàng, chưa có điều tra, chưa rõ thực hư đã vội áp đặt trừng phạt lên Nga. Đồng thời, họ cố tình làm lơ đi thực tế rằng, lợi ích quốc gia mới quyết định chính sách ngoại giao.

Đã bao giờ họ thắc mắc vì sao Ấn Độ vừa mua được dầu rẻ từ Nga vừa làm bạn tốt với Mỹ? Trong khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều kêu gọi hòa bình và từ chối lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Nhưng Mỹ liên tục chỉ trích sự im lặng của Trung Quốc mà làm lơ Ấn Độ.

Mới tháng trước, Nhà Trắng đã thể hiện “sự thất vọng” khi Ấn Độ không chỉ từ chối lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, mà còn mua dầu giảm giá của Nga. Tuy nhiên, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 4, hai bên đều nói về “mối liên kết sâu sắc” và “những giá trị chung”, theo Đài CNN.

Sau đó, vào cuối tuần trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bay đến New Delhi để nói chuyện về quan hệ thương mại với Ấn Độ. Tuy nhiên, lập trường của New Delhi về vấn đề Ukraine vẫn như cũ và nước này vẫn tiếp tục mua dầu giá rẻ từ Nga. Theo Reuters, trên thực tế, Ấn Độ mua dầu từ Nga trong những tháng đầu năm 2022 nhiều hơn so với cả năm 2021.

Có nhiều lý do để giải thích vì sao phương Tây lại im lặng trước Ấn Độ. Theo Đài CNN, một trong những lý do là Ấn Độ có vai trò quan trọng đối với những nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng đối với hòa bình thế giới, thậm chí còn lớn hơn Nga. Ngoài ra, cả Ấn Độ và Mỹ cùng quan ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, các tuyên bố chủ quyền về lãnh thổ của Bắc Kinh trên đất liền và trên biển, cũng như ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của nước này đối với các nước láng giềng nhỏ hơn.

Với Nga, Ấn Độ có mối quan hệ chiến lược với Nga và sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga. Ngay từ những năm 1970, Ấn Độ bắt đầu nghiêng về Liên Xô khi Mỹ bắt đầu hỗ trợ quân sự và tài chính cho nước láng giềng Pakistan. Đây là thời điểm Nga bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ấn Độ và New Delhi vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Nga về thiết bị quân sự cho đến ngày nay. Vào năm 2018, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 5 tỉ USD với Nga cho một hệ thống tên lửa phòng không, bất chấp thỏa thuận này có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Iran, Nga và Triều Tiên.

Cùng lúc đó, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ ngày càng khăng khít hơn kể từ khi ông Modi đắc cử thủ tướng vào năm 2014. Thương mại hằng năm giữa Ấn Độ và Mỹ là hơn 110 tỉ USD. Trong những năm gần đây, Ấn Độ cũng trở thành khách hàng lớn cho các thiết bị quân sự của Mỹ.

Trong khi chính truyền thông phương Tây thừa nhận, với mối quan hệ với cả Mỹ và Nga, Ấn Độ đã nỗ lực thực hiện quyết sách cân bằng ấn tượng, thì tại sao một số thế lực lại cứ muốn Việt Nam phải chọn phe, từ chối chinh sách trung lập đang được đánh giá hiệu quả quả, đem lại hòa bình, ổn định và phát triển cho Việt Nam?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *