Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21382

Quyền tham chính cho phụ nữ DTTS còn nhiều khoảng trống do đâu

Tỷ lệ cán bộ nữ DTTS là lãnh đạo quản lý cấp huyện xã là 21,3% trên tổng số cán bộ người DTTS so với tỷ lệ cán bộ nữ chung là 25,9%. Tỷ lệ cán bộ nữ DTTS là lãnh đạo quản lý cấp tỉnh là 30,2% trên tổng số cán bộ người DTTS so với tỷ lệ cán bộ nữ chung là 26,2%. Các DTTS như Si La, La Hủ, Cống, Mảng, Lự… vẫn chưa có cán bộ nữ tham gia vào đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị các cấp.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Tọa đàm Phụ nữ dân tộc thiểu số và các vấn đề phát triển

Quyền tham chính cho phụ nữ DTTS còn nhiều khoảng trống do đâu.

Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng là một trong những ưu tiên và trọng tâm trong nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Cùng với việc phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là Luật Bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Ủy ban Dân tộc luôn ưu tiên lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, tạo tiền đề thúc đẩy bình đẳng giới.

Có thể kể đến Chương trình phát triển kinh tế – xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135); Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người DTTS (Quyết định 34/2006/QĐ-TTg); Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (Quyết định 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)…

Tuy nhiên, bình đẳng giới trong vùng DTTS vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng và khoảng trống.

Tỷ lệ nữ DTTS tham chính thấp, nữ DTTS nắm giữ vai trò lãnh đạo và quyết định còn thấp hơn nữa. Tỷ lệ nữ đại biểu tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có tăng so với nhiệm kỳ trước nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền, đặc biệt là cấp trưởng ở tất cả các cấp hầu như không vượt quá 10%. Tại cấp cơ sở, tỷ lệ cán bộ nữ DTTS cũng chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ cán bộ nữ DTTS là lãnh đạo quản lý cấp huyện xã là 21,3% trên tổng số cán bộ người DTTS so với tỷ lệ cán bộ nữ chung là 25,9%. Tỷ lệ cán bộ nữ DTTS là lãnh đạo quản lý cấp tỉnh là 30,2% trên tổng số cán bộ người DTTS so với tỷ lệ cán bộ nữ chung là 26,2%. Quyền tham chính cho phụ nữ

Các DTTS như Si La, La Hủ, Cống, Mảng, Lự… vẫn chưa có cán bộ nữ tham gia vào đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị các cấp.  Một số tỉnh có cán bộ, công chức nữ chiếm tỷ lệ trên 50%, nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 (phó giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên) còn chưa tương xứng với lực lượng cán bộ, công chức nữ, cụ thể: Lai Châu 25,9%, Lào Cai 23,3%, Điện Biên 28,1%.

Thống kê cho thấy, nữ cán bộ, công chức là người DTTS chỉ chiếm 23,79% tổng số cán bộ, công chức các xã vùng DTTS. Điều đáng quan tâm, ở khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội càng thấp và càng đông đồng bào DTTS sinh sống thì tỷ lệ nữ trong tổng số cán bộ, công chức là người DTTS càng thấp

Phụ nữ DTTS là đối tượng dễ bị tổn thương và vùng DTTS có những đặc thù riêng với mức độ, tính chất, nguyên nhân của bất bình đẳng giới khác so với các vùng khác xuất phát từ những đặc thù về kinh tế-xã hội-văn hoá, tập quán, bao gồm cả rào cản về ngôn ngữ…

Thứ nhất, phụ nữ DTTS phải đối mặt với bất bình đẳng kép cả về dân tộc và giới.

Một trong những rào cản lớn của phụ nữ DTTS là định kiến xã hội về trao quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công trong bối cảnh phụ nữ DTTS thường nghèo và bấp bênh về thu nhập; bị tụt hậu trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hòa nhập xã hội. Tình trạng tảo hôn ở vùng sâu, vùng xa rất cao; tình trạng buôn bán phụ nữ qua biên giới diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến việc bảo đảm và thụ hưởng các quyền đối với phụ nữ DTTS.

Thứ hai, nhận thức của một bộ phận cấp ủy, chính quyền, cán bộ và đồng bào các dân tộc về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế

Khi cho rằng công tác bình đẳng giới chưa cần phải ưu tiên và thực hiện tại vùng DTTS. Đây là thách thức rất lớn đối với bình đẳng giới vùng DTTS.

Thứ ba, công tác truyền thông còn nhiều bất cập.

Chưa chú trọng đến truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số vốn có tiếng nói, văn hóa, phong tục tập quán khác nhau cũng như một số đặc thù như tỷ lệ biết tiếng và biết chữ phổ thông trong đồng bào DTTS ở nhiều nơi là rất thấp, đặc biệt là phụ nữ từ 15 tuổi trở lên.

Thứ tư, các chính sách còn thiếu đồng bộ.

Chính sách về bình đẳng giới ở cấp quốc gia chưa đáp ứng được vấn đề giới ở các cộng đồng DTTS, hầu hết các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ở vùng DTTS đều thấp và chênh lệch lớn so với trung bình cả nước, điều này được khẳng định trong báo cáo về bình đẳng giới định kỳ và hàng năm của Chính phủ đối với Quốc hội. Các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới chưa phù hợp để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng giới vùng DTTS do chưa xem xét các yếu tố đặc thù của vùng DTTS. Quyền tham chính cho phụ nữ.

Trong các chính sách thực hiện Chiến lược bình đẳng giới cũng như chính sách thuộc công tác dân tộc chưa tách được đối tượng đặc thù là phụ nữ DTTS.

Do đó việc áp dụng các giải pháp chung của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới được thực hiện ở vùng DTTS chủ yếu vẫn là nâng cao nhận thức, trong khi các hoạt động tuyên truyền, truyền thông lại chưa chú ý đến đối tượng DTTS không biết tiếng phổ thông.

Vì thế, đối tượng này dường như khó tiếp cận các chính sách, nhất là chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Việc triển khai quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đánh giá việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đạt kết quả chưa cao, chưa có cơ chế thực hiện phân tích giới và lồng ghép giới như một quy trình bắt buộc, chưa có giám sát và chế tài thực thi. Quyền tham chính cho phụ nữ

nhanquyenvn.org

Trần Thị Hà

Ủy ban Dân tộc

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *