Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21582

Nước Mỹ lại chấn động khi cảnh sát bắn 46 phát đạn vào người da đen đang bỏ chạy!

Mới đây, một người đàn ông da đen ở Mỹ đã tử vong sau khi trúng 46 phát đạn của cảnh sát, theo kết quả giám định pháp y, chỉ vì anh ta bỏ chạy khi bị đề nghị dừng xe để kiểm tra. Vụ việc này có thể sẽ khơi dậy thêm nhiều cuộc biểu tình của người dân Mỹ để đòi nhân quyền cho người da màu, trong khi các “nhà hoạt động nhân quyền” người Việt trên đất Mỹ tiếp tục im lặng.

Cụ thể, hôm 15/07, các quan chức ở thành phố Akron, bang Ohio, Mỹ đã công bố lệnh giới nghiêm trong một nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình nổ ra hầu như hằng ngày. Chuỗi biểu tình đã phát sinh sau khi một người da đen tên Jayland Walker bị cảnh sát bắn gục chỉ vì bỏ chạy khi bị dừng xe để đề nghị kiểm tra. Dù cảnh sát nói rằng Walker “có hành vi khiêu khích” trước khi bị bắn, trong xe của Walker chỉ có một khẩu súng ngắn chưa được nạp đạn, và anh ta đã không mang nó theo khi bỏ xe để chạy trốn.

Vụ việc của Jayland Walker đã thêm một cái tên vào danh sách dài những nạn nhân da màu bị cảnh sát Mỹ ngộ sát. Đáng chú ý, một bài viết của BBC về vụ việc cho biết tỉ lệ truy tố cảnh sát Mỹ trong các vụ xả súng gây chết người vẫn còn thấp. Và công đoàn cảnh sát của thành phố Akron thì nhìn nhận rằng trong vụ việc này, các cảnh sát liên quan đã chỉ hành động theo những gì họ được đào tạo. Nói cách khác, dường như chính phương thức đào tạo cảnh sát ở Mỹ cũng đã tạo điều kiện để các vụ lạm dụng bạo lực và ngộ sát người da màu diễn ra.

Vụ việc dường như làm chỉ làm dày thêm những vi phạm nhân quyền của cảnh sát Mỹ liên quan đến lạm quyền và lạm sát người dân, nhất là với người da đen.

Về lạm quyền, theo điều tra của hãng tin AP trong thời gian từ 2013 đến 2015, số lượng cảnh sát Mỹ bị khiển trách, cho nghỉ việc vì lạm dụng quyền theo dõi người dân cho mục đích cá nhân đã tăng 325 lần. Nhiều người dân cho rằng, trên thực tế có thể có nhiều hơn những vụ việc người dân Mỹ bị chính cảnh sát quấy rối. Theo kết quả cuộc điều tra độc quyền của hãng tin AP, dù làm việc cho một doanh nghiệp, là một nhà báo, hay thậm chí chỉ là hàng xóm của một cảnh sát, thông tin cá nhân của người dân ở Mỹ cũng rất dễ dàng bị cảnh sát nắm bắt và sử dụng cho mục đích cá nhân. Lý do cho tình trạng trên xuất phát từ việc hiện tại ở Mỹ, các nhân viên cảnh sát có thể dễ dàng truy cập thông tin cá nhân của người dân mà không cần một lý do cụ thể.

Theo điều tra của nhóm nghiên cứu Mapping Police Violence (MPV) (tạm dịch: Vạch trần bạo lực của cảnh sát), phát hiện cảnh sát đã giết chết khoảng 1.000 người/năm từ năm 2013-2019 và 99% số vụ giết người không dẫn tới việc cảnh sát bị khởi tố. Số người da màu chiếm 24% trong tổng số người bị giết và người da màu có nguy cơ bị giết cao gấp 3 lần so với người da trắng. Tờ The Washington Post cũng phát hiện tỷ lệ tương tự về vụ tử vong do cảnh sát. Tờ báo này bắt đầu ghi nhận các trường hợp tử vong từ năm 2014 và phát hiện cảnh sát đã giết chết gần 1.000 người/năm. MPV đã phân tích dữ liệu được tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu bắn súng cảnh sát, trang FatalEncounters.org và KilledbyPolice.net, theo trang Centre Daily Times. Các vụ tử vong do cảnh sát được xác định gồm “bị bắn, đánh, khống chế, bị xe cảnh sát cố tình đụng, xịt hơi cay hoặc những hành động gây tổn hại của cảnh sát”.

Một vài con số kể trên lý giải vì sao lạ có các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát cực đoan đòi giải tán lực lượng này, bất chấp sứ mệnh giữ gìn an ninh trật tự của nó.

Đó cũng lý giải vì sao, dân Mỹ dễ xúc động vvaf bùng phát bạo lực sau mỗi vụ cảnh sát lạm sát người da màu. Hàng chục, hàng trăm nhóm nghiên cứu, phong trào, trang website được lập ra tự phát nhằm điều tra, phát động cuộc vận động xã hội nhằm vào cảnh sát Mỹ. Tuy nhiên, cũng nằm trong cộng đồng da màu nhạy cảm ở Mỹ, nhưng dường như cộng động ba que, Việt tân,… luôn nhân danh “đấu tranh, bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam” dường như không có chút xúc động nào trước bi kịch này. Dường như họ khá vô trách nhiệm với những vấn nạn nhân quyền xuất hiện ngay trong cộng đồng mà họ đang sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *