Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21269

Thấy gì qua việc ngôi sao bóng đá – MC Gary Lineker bị “miễn lên sóng” vì chỉ trích nhân quyền ở Anh?

Gary Lineker là một cựu cầu thủ nhiều câu lạc bộ bóng đá Anh và châu Âu. Danh thủ này từng có 80 lần ra sân trong màu áo đội tuyển quốc gia, ghi tới 48 bàn thắng, chỉ kém một bàn so với huyền thoại bóng đá Anh Bobby Charlton. Ông là chủ nhân nhiều danh hiệu vẻ vang trong làng túc cầu thế giới. World Cup 1986, Gary Lineker giành “Chiếc giày vàng” – cầu thủ Anh đầu tiên làm được điều đó. Ông còn được gọi là “Cậu bé Vàng”, “Hoàng tử của bóng đá Anh”, “Gã sát thủ cả đời không nhận thẻ phạt”, “Linh hồn của đội tuyển Anh”…

Rời sân cỏ, Gary Lineker thành bình luận viên chương trình thể thao “Match of the Day” cho BBC (British Broadcasting Corporation) trụ sở tại London – hãng thông tấn quốc gia của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, một trong những hãng thông tấn quốc gia lâu đời nhất trên thế giới, có lượng khán thính giả khổng lồ toàn cầu…Gary Lineker còn quảng cáo cho nhiều nhãn hàng hóa, trong đó có nhãn hiệu Bimbim Walkers.

Như vậy, Gary Lineker là một trong những người nổi tiếng bậc nhất ở nước Anh hiện nay. “Ăn theo” sự nổi tiếng đó, chương trình bình luận thể thao có ông tham gia cũng thuộc loại ăn khách bậc nhất.

Vậy mà ông vừa bị đình chỉ công việc. Nguyên nhân là ngày 7/3, Lineker có một phát ngôn trên Twitter. Phát ngôn này chỉ trích thẳng vào chính sách tị nạn mới của Chính phủ (Anh quốc): “Không có dòng người nhập cư lớn nào cả. Chúng ta tiếp nhận người tị nạn ít hơn nhiều so với các nước lớn khác ở châu Âu. Đây chỉ là chính sách tàn nhẫn vô cùng nhằm vào những người dễ bị tổn thương nhất bằng ngôn ngữ không khác gì ngôn ngữ ở Đức trong những năm 1930”.

Phản ứng lại, Chính phủ Anh quốc cho rằng cách so sánh của Lineker với Đức quốc xã là không thể chấp nhận. Một số nghị sĩ kêu gọi phải sa thải ông.

Về phía “chủ quản”, hai ngày sau phát ngôn trên, Lineker bị BBC thực hiện điều gọi là “miễn lên sóng” với giải thích rằng: “Các bài viết của ông vi phạm các nguyên tắc của nhà đài, đặc biệt là cam kết đối với việc “không thiên vị quan điểm” chính trị.

Quyết định lập tức gây tranh cãi, thậm chí phản ứng của không ít người, trong đó có cả những cây bút sáng giá của BBC. Lãnh đạo của BBC vẫn cứng rắn với giải thích: “Chúng tôi không bao giờ nói rằng Gary không được có quan điểm (trên mạng xã hội), nhưng chúng tôi cho rằng ông ấy nên tránh đứng về bên nào trong những vấn đề chính trị của đảng hoặc tranh cãi chính trị”.

Chuyện có thể còn om sòm, ầm ĩ trong giới truyền thông và làng túc cầu. Cái kết có thể có bất ngờ. BBC có thể thay đổi quan điểm. Lineker có thể lên sóng trở lại. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể thực hiện nếu nhà đài này thay đổi các quy định hiện hành. Còn hiện tại, “y án” cái đã…

Sự cứng rắn của BBC trong vụ “đình mic” của Lineker cho thấy “nguyên tắc là nguyên tắc”; không thể có cái gọi là “tự do ngôn luận tuyệt đối” ngoài pháp luật hay quy định. Nổi tiếng đến như  Lineker cũng chẳng thể khác…

Một số nước như Mỹ, Pháp, Singapore, Austraylia, pháp luật đều có những quy định nghiêm khắc đối với hành vi lạm dụng tự do ngôn luận vu khống, bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, gây hận thù,  gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Liên quan truyền thông, Liên minh châu Âu (EU) Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên Internet với sự cam kết hành động của bốn doanh nghiệp mạng lớn nhất thế giới bao gồm Facebook, Twitter, Youtube và Microsoft. Tại Anh có ban hành “Quy tắc hành nghề cho các nhà cung cấp nền tảng truyền thông xã hội trực tuyến”. Australia ban hành “Bộ Quy tắc ứng xử trên truyền thông xã hội và bình luận trực tuyến”.

Việt Nam, ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Trước đó, Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam bao gồm 03 Chương và 07 Điều cũng đã được Hội Nhà báo Việt Nam công bố, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Nhiều người biết, tại Việt Nam, bà Nguyễn Phương Hằng, dù có là Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam, dù có là Lê Dũng (Dũng Vova), dù có là Lê Trọng Hùng (Hùng “gàn”)…, sự “nổi tiếng” của “mớ” này cũng chẳng thể bằng một mẩu vụn của Lineker, còn lại, toàn chủ mưu và đứng tên những điều nhố nhăng, càn quấy, phạm pháp, tai tiếng…

Vậy mà nực cười thay, hễ nhà nước Việt Nam xử lý các đối tượng trên với những bằng chứng vi phạm pháp luật quả tang, hệ thống (chứ không chỉ mới một vài dòng trên mạng xã hội), Việt Tân, Chân Trời Mới Media, các “nhà dân chủ”, và cả một số nhà đài như RFA, RFI, VOA… gào thét lên Việt Nam “bóp nghẹt dân chủ”, “bóp nghẹt tự do ngôn luận”, kích động rằng nhà nước Việt Nam luôn “thịt” những người nổi tiếng (!) trên MXH…

Vậy thì nay, đến lượt BBC “đình mic” của Gary Lineker, sao  Việt Tân, Chân Trời Mới Media không lên tiếng chỉ trích BBC là “vi phạm nhân quyền”, phê phán Chính phủ Anh quốc là  “tùy tiện”, là “bóp nghẹt tự do ngôn luận” nhỉ?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *