Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17577

ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI.

Sau khi trở thành thành viên Liên Hợp quốc, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước nhân quyền quốc tế và hiện là thành viên của 7/9 công ước nhân quyền cơ bản. Chính nhu cầu phát triển của Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế đã giúp nâng cao hơn nữa nhận thức lý luận của Đảng về quyền con người. Trong giai đoạn mới, hàng loạt vấn đề, trong đó có vấn đề quyền con người cần tiếp tục được làm rõ, nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước và xã hội.

Nhân quyền – Giá trị chung của toàn nhân loại.

Hiện nay, các cơ chế nhân quyền quốc tế, khu vực và quốc gia, nhờ toàn cầu hóa cũng góp phần nâng cao hơn trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ quyền con người. Sự tham gia hệ thống nhân quyền đặt ra trách nhiệm ngày càng cao đối với mỗi quốc gia về nhiều mặt; không chỉ ở việc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, đẩy mạnh các hoạt động lập pháp, hành chính, tư pháp, mà điều quan trọng là phải “đo đếm” được việc bảo đảm quyền con người trên thực tế… Đảng ta cũng chỉ rõ: “Đối với chúng ta, vấn đề quyền con người được đặt ra xuất phát từ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta”…

Từ nhận thức nói trên, các Đại hội của Đảng ngày càng coi trọng vấn đề con người và quyền con người; đặc biệt là trách nhiệm quốc gia đối với các cam kết quốc tế trên lĩnh vực này: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết và tham gia” (Đại hội IX); “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” (Đại hội XI).

Đại hội XII thể hiện khá toàn diện nhận thức mới về quyền con người. Nhận thức của Đảng được thể chế hóa trong Hiến pháp 2013: “tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đảng cũng rất quan tâm việc củng cố các điều kiện bảo đảm quyền con người, như nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, vai trò của các tổ chức xã hội…

ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
[21/01/2016 09:19:19] Sáng 21/1/2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội. Đại hội diễn ra từ ngày 20 đến 28/1/2016 với sự tham dự của 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên trên cả nước. Trong ảnh: Toàn cảnh phiên khai mạc Đại hội. Ảnh: TTXVN ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
Đổi mới nhận thức của Đảng về quyền con người không tách rời đổi mới hoạt động lý luận chung của Đảng. Nghị quyết 01-NQ/TW(1992) của Bộ Chính trị “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay” nêu rõ: “Chú trọng nghiên cứu những vấn đề về thời đại, về chủ nghĩa tư bản hiện đại, về những biến đổi trong quan hệ quốc tế, về trật tự thế giới mới, dự báo xu hướng phát triển của thế giới và của khu vực trong những thập kỷ tới”.

Hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới đối với Việt Nam.

Trong đó, quốc gia phải tuân thủ những quy định chung về quyền con người, kể cả phải điều chỉnh pháp luật quốc gia theo những yêu cầu của các thể chế chính trị, kinh tế hay hiệp định thương mại. Luật quốc tế, trong  đó có Luật nhân quyền quốc tế, ngày càng đòi hỏi các quốc gia tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế của mình…

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, Đảng chủ trương  “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” (Đại hội XII). Hàng loạt vấn đề mới, yêu cầu mới về dân chủ, nhân quyền đặt ra cần được giải quyết. Trong nước, đó là yêu cầu về sự lựa chọn con đường phát triển đất nước, về dân chủ hóa và công bằng xã hội,về sự phát triển của kinh tế tư nhân và sự tham gia của người dân vào mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Trong quan hệ đối ngoại, đó là yêu cầu thực hiện đầy đủtrách nhiệm thành viên đối với các quy định liên quan quyền con người của các thể chế,hiệp định kinh tế, chính trị quốc tế như: Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này. Những yêu cầu trên đòi hỏi Đảng phải tiếp tục làm rõ về mặt lý luận, nhằm lãnh đạo nhà nước và xã hội trong giai đoạn mới.

Đại diện các nước tham gia lễ ký Hiệp định CPTPP chụp ảnh chung tại hội nghị ở Santiago ngày 8/3. AFP/ TTXVN

Kế thừa và đổi mới.

Việt Nam đang tiếp tục quá trình đổi mới và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Cùng với những vấn đề mới đặt ra, trong tiến trình dân chủ hóa và phát triển đất nước, nhất là các dịp có sự kiện lớn (sửa đổi Hiến pháp, Đại hội Đảng…), bên cạnh đa số ý kiến tâm huyết về cách thức, biện pháp hưng thịnh đất nước, thường xuyên xuất hiện những đòi hỏi cực đoan. Đó là những mưu đồ phủ nhận thành quả cách mạng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, bác bỏ sự lựa chọn chế độ xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ uy tín của kinh tế nhà nước; đề cao dân chủ, nhân quyền tư sản; truyền bá tư tưởng, lối sống tự do, thực dụng, thổi phồng vai trò của xã hội dân sự, đòi thay đổi Hiến pháp,..

Thứ nhất,

từ luận điểm bảo đảm quyền con người là “bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” và coi “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”, cần tiếp tục làm rõ hơn nội hàm khái niệm “an ninh con người” (nêu trong văn kiện Đại hội XII) trong điều kiện thực tế Việt Nam và bổ sung thêm khái niệm “tiếp cận dựa trên quyền”. Đây chính là những cách tiếp cận mới, bổ sung hiệu quả cho việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Thứ hai,

cần làm rõ hơn mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và quyền con người; khẳng định sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa là phù hợp với tình hình Việt Nam; không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, mà còn là bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thực chất và đầy đủ.

Thứ ba,

cần làm rõ hơn về mặt lý luận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ thống chính trị trong bảo đảm quyền con người. Ở mọi thời kỳ cách mạng, nhất là thời kỳ đổi mới cho thấy, nhận thức lý luận của Đảng về quyền con người là định hướng quan trọng cho mọi hoạt động của Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội. Thành quả của thời kỳ đổi mới không tách rời thành quả của việc nhận thức và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Trong bối cảnh mới, cần làm sâu sắc hơn vấn đề kiểm soát quyền lực, nguyên tắc tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước. Để đảm bảo “tính chính đáng” của Đảng, cũng cần làm rõ nguyên tắc đã được hiến định “các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”…

Thứ tư,

Đại hội Đảng cũng cần làm rõ trách nhiệm quốc gia đối với các cam kết về quyền con người trên cơ sở thực tiễn chính trị Việt Nam. Đó là hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người; là việc nghiên cứu xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia hay việc tiếp tục tham gia các công ướcvề quyền con người theo các khuyến nghị Việt Nam đã chấp thuận theo  Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR).

Thứ năm,

dân chủ luôn gắn liền với quyền con người; vừa là một quyền con người, vừa là môi trường, điều kiện để bảo đảm quyền con người. Đại hội XII khẳng định dân chủ là một xu thế lớn của thế giới. Theo đó, cùng với chủ trương thúc đẩy dân chủ ở cơ sở và dân chủ hóa trong xã hội “phải bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân”, “thực hiện thí điểm tổ chức để người dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và cấp huyện”. Cần phải “thực hiện tiến bộ và công bằng ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”, “bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới”…

Thứ sáu,

cần làm rõ hơn nữa vai trò, vị trí của thành phần kinh tế tư nhân. Đây là yêu cầu quan trọng để “quốc gia khởi nghiệp”, góp phần giải quyết việc làm, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển…; đồng thời là một quyền con người cơ bản cần được đáp ứng đầy đủ trong giai đoạn mới. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân luôn đặt ra  những yêu cầu về quyền sở hữu (trong đó có sở hữu đất đai) và tăng cường vị thế chính trị của thành phần kinh tế này…■

Box: Trong bối cảnh mới, Đảng tiếp tục kế thừa và làm rõ hơn nhận thức lý luận về quyền con người ở các thời kỳ trước, chuyển những nhận thức đó vào cuộc sống; đồng thời, không ngừng phát hiện, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Trên cơ sở kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc, Đại hội XIII cần ưu tiên giải quyết những vấn đề nóng liên quan đến trực tiếp đên sự phát triển của đất nước, trong đó bảo đảm quyền con người là vấn đề cần đặt lên hàng đầu.

Nhân Quyền Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *