Trong những năm gần đây, các tổ chức chống cộng cờ vàng đã phải từ bỏ hầu hết các hoạt động thực địa ở Việt Nam. Họ không còn bạo động, không còn biểu tình, không còn treo cờ vàng, chỉ còn duy trì những màn chửi bới trên Internet. Đa số các nhóm ở hải ngoại đã ngừng gửi người về nước, và đa số giới chống cộng trong nước cũng bỏ chạy ra nước ngoài bằng nhiều con đường khác nhau. Có lẽ bối cảnh này đã khiến giới chống cộng ngày càng xa cách Việt Nam, và ngày càng gắn bó với nước cho phép họ định cư, đặc biệt là Mỹ.
Dường như nhiều trang chống cộng đang tự xem mình như một kênh tuyên truyền cho nước Mỹ. Trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và 2020, không ít trang cờ vàng đã đình hoãn các mục bài liên quan đến Việt Nam để tập trung vận động Việt kiều tại Mỹ bỏ phiếu cho ứng viên này hoặc nọ. Các tranh cãi xung quanh cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm vỡ đôi cái làng cờ vàng, khiến họ tạm dừng chống cộng để quay sang chống nhau. Gần đây, khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, họ lại đăng nhiều chuỗi bài ca ngợi lợi thế của vũ khí Mỹ so với vũ khí Nga, cứ như thể họ đã bỏ cái danh “bất bạo động” để làm một kênh quảng cáo vũ khí. Nhìn lối viết lách này, người ta không khỏi tự hỏi cánh cờ vàng là người Việt Nam “bất đồng chính kiến”, hay đã trở thành những người Mỹ đang muốn can thiệp vào tình hình Việt Nam.
Và không ít trang cờ vàng đã viết những điều sai sự thật, hoặc lố bịch, chỉ để bênh Mỹ.
Ta hãy lấy bài viết của Ngô Nhật Đăng, mang tựa đề “Mỹ tốt hay điếm?”, làm một ví dụ. Để phản bác những người phê bình sự tráo trở của nước Mỹ, ông Đăng nhắc cho họ nhớ rằng nước Mỹ tốt ra sao. Ông viết rằng những nước “chơi với Mỹ” đều khá, chỉ những nước kháng Mỹ mới khổ thôi. Cụ thể:
“Nhìn rộng ra thế giới, tất cả các nước chơi với Mỹ đều khá, đó là Mỹ tốt. Tất cả các nước coi Mỹ là kẻ thù thì đều khốn khổ, lụn bại, đó là Mỹ điếm. Nhật là kẻ thù của Mỹ, từ khi chuyển sang thành bạn bè thì nước Nhật ra sao? Hàn Quốc là một thí dụ theo cách khác.”
Những dòng trên mới đọc thì thấy văn vẻ, nhưng thực ra rỗng nghĩa, vì chẳng hề phản ánh toàn bộ thực tế đang diễn ra. Nhật đã là một đế quốc đánh thắng Nga từ trước khi đối đầu với Mỹ, Mỹ chẳng giúp Nhật cũng trở lại thành cường quốc. Hàn Quốc đã phải tự lực phấn đấu một thời gian dài mới trở thành một nền kinh tế mới nổi, và hiện vẫn đối mặt với mức độ phân hóa giàu nghèo rất cao. Trong khi đó, Ấn Độ giữ khoảng cách với Mỹ suốt Chiến Tranh Lạnh, nhưng hiện nay vẫn là cường quốc. Còn chính quyền bù nhìn của Mỹ tại Afghanistan và Iraq thì sao nhỉ? Những nhóm cách mạng đường phố thân Mỹ ở Ai Cập, Libya, Syria… thì sao? Những miền đất này không lụn bại thì là gì? Việc Mỹ dùng mọi thủ đoạn để đánh phá những quốc gia đối nghịch mình chỉ cho thấy Mỹ là một đế quốc tham lam, không hề muốn sống trong một trật tự quốc tế bình đẳng vận hành dựa trên luật lệ.
Về thắc mắc của nhiều vị cờ vàng, rằng Mỹ đã bỏ rơi VNCH, Ngô Nhật Đăng nói vòng vo như sau:
“VNCH từng là bạn bè đồng minh với Mỹ. Có thật Mỹ đã bán đứng bạn bè vì lợi ích của mình như ta vẫn được nghe, được học?
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Về vĩ mô thì tôi không lạm bàn, chỉ kể vài việc cụ thể. (…) Có lần ngồi với một ông cựu sỹ quan không quân, ông cao hứng kể chuyện ông lấy hàng Mỹ viện trợ chủ yếu là tân dược từ Sài Gòn rồi mang xuống Cà Mau bán cho… Việt cộng, bảo kê cho đường dây này bởi một nhân vật có thế lực trong Quốc hội. Tham nhũng trong tầng lớp tướng tá không phải là chuyện nói cho vui. Bảo sao mà đồng minh không nản. Nhưng rồi chính nước Mỹ lại là người dang tay đón hàng triệu người Việt là nạn nhân của cuộc chiến. Mỹ tốt hay điếm là do mình…”.
Biết nghĩ gì về những dòng trên? Trước hết, phải nói rằng khi tránh bàn đến “chuyện vĩ mô”, Đăng đã đánh trống lảng. Chỉ cần vài phút tra Google, người ta sẽ biết Mỹ đã bỏ rơi VNCH từ năm 1972, sau khi xích lại gần nước Trung Quốc trong khối Xã hội Chủ nghĩa bằng những màn ngoại giao ping pong. Đây là một cái tát vào mặt dân cờ vàng, vì nó cho thấy Mỹ tham chiến ở Việt Nam chẳng phải vì “chống cộng”, mà chỉ vì quyền lợi của Mỹ. Ngô Nhật Đăng che lấp câu chuyện chính yếu này bằng một câu chuyện khề khà kiểu trà đá vỉa hè, thì đúng là lấp liếm sự thật một cách thô thiển.
Thứ hai, lời kể của Ngô Nhật Đăng cho thấy rõ sự bất chính của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Nó là một chính quyền tham nhũng, rã hàng, phản trắc, nơi tưỡng lĩnh và quan chức kiếm lợi bằng cách bòn rút tiền tài trợ của phương Tây, chứ không phải là một nền dân chủ. Mỹ đem quân sang Việt Nam không phải vì lý tưởng chính trị, cũng không phải để bảo vệ “nền dân chủ” nào hết, thì còn tí chính nghĩa gì mà còn bênh? Sự phi nghĩa của quân Mỹ đã lồ lộ ra, đến nỗi càng cố che thì chỉ càng thêm hở.
Thứ ba, sau một hồi nói ngược nói xuôi, Ngô Nhật Đăng mới đi vào vấn đề chính: Mỹ tốt vì Mỹ cho dân cờ vàng tị nạn. Như vậy, thiện cảm mà dân cờ vàng dành cho Mỹ là thiện cảm mà kẻ ăn nhờ ở đậu dành cho chủ nhân. Họ không có cái tư thế độc lập cần thiết để đánh giá Mỹ một cách công tâm. Không hiểu sao những người thiếu độc lập tự do như họ lại cứ nhân danh độc lập tự do để chống cộng.