Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
50031

Mặt thật của Việt tân, nhìn từ tin giả “Samsung rút khỏi Việt Nam”

Những ngày gần đây, thông tin rằng Samsung Electronics có kế hoạch giảm tỉ lệ smartphone sản xuất tại Việt Nam – từ mức 50% tổng sản lượng toàn thế giới hồi năm ngoái xuống còn khoảng 40-46% trong năm nay – đã thu hút sự chú ý của một bộ phận không nhỏ dư luận. Nhân đó, nhiều tổ chức cờ vàng hải ngoại đã tận dụng chủ đề này để tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Họ rêu rao rằng “Samsung bắt đầu chạy từ Việt Nam sang Ấn Độ”, rằng rất nhiều công nhân Việt Nam sắp mất việc làm, thậm chí còn dự báo rằng sự việc này mở đầu cho cuộc rút chạy của các doanh nghiệp nước ngoài khỏi Việt Nam. Từ đó, họ bình luận rằng nhà nước Việt Nam không biết tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài, nghĩa là “không biết giúp đỡ công nhân”.

Cái nhìn này của họ vừa dựa trên thông tin sai sự thật, vừa dựa trên sự thiếu hiểu biết.

Trước hết, cần minh định rằng trong cuộc gặp ãnh đạo tỉnh Thái Nguyên hôm 17/03, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, đã khẳng định rằng tin đồn vừa nêu hoàn toàn sai sự thật. Bản chất sự việc rất đơn giản: tỉ lệ smartphone Samsung sản xuất ở Việt Nam giảm đi vì tổng lượng sản xuất của Samsung trên toàn thế giới tăng lên, chứ không phải vì nhà máy Samsung ở Việt Nam giảm sản lượng.

Cụ thể, ông Choi nhắc lại rằng Samsung đã liên tục tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất ở Việt Nam từ khi đặt nhà máy cho tới nay. Gần đây nhất, Samsung đã tăng vốn thêm 1.187 triệu USD vào Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại tỉnh Thái Nguyên, nâng tổng mức đầu tư của Tập đoàn tại Thái Nguyên lên hơn 7,5 tỷ USD, chứ không giảm.

Ông Choi cho biết thêm: ” sản phẩm được sản xuất ở Ấn Độ chủ yếu phục vụ thị trường nội địa và một phần nhỏ xuất khẩu sang các quốc gia châu Phi, còn tại Việt Nam thì xuất khẩu sang 128 quốc gia trên thế giới. Như vậy, sản lượng của Nhà máy Samsung tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sản lượng ở Ấn Độ”.

Tiếp nữa, cần lưu ý rằng Samsung đang gia tăng hàm lượng tri thức trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam. Cuối năm 2022 vừa qua, Samsung vừa khánh thành trung tâm R&D lớn nhất châu Á (trị giá 300 triệu USD) tại Việt Nam và đón làn sóng kỹ sư chất lượng cao sang Việt Nam làm việc. Samsung nhấn mạnh trong các tuyên bố chính thức rằng, Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất toàn cầu lớn nhất của tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới này mà còn sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D. Với lộ trình như vậy, không thể nói rằng Samsung đang “rút chạy khỏi Việt Nam” như các nhóm cờ vàng hô hoán trên mạng.

Tiếp nữa, để bảo vệ lợi ích của công nhân, có thật nhà nước nên giữ chân doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam bằng mọi giá không? Nếu muốn so sánh điều kiện sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam, xin nhớ rằng Việt Nam đang tăng nhanh về mặt bawgf lương và thu nhập. Cách đây hơn chục năm, Việt Nam đánh bại Thái Lan, đón được Samsung về Việt Nam một phần là vì thu nhập bình quân của Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan. Hiện nay, thu nhập bình quân của Ấn Độ chỉ bằng gần 2/3 so với Việt Nam, nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Samsung mở thêm nhà máy mới ở Ấn Độ thay vì Việt Nam để phục vụ thị trường Ấn Độ. Liệu chính phủ Việt Nam có nên hạ thấp mức lương thưởng trung bình mà công nhân nhận được chỉ để Samsung mở thêm nhà máy mới ở Việt Nam? Làm thế là hại công nhân chứ không phải giúp.

Những bình luận của giới dân chửi về vụ việc này cho thấy họ rất thiếu hiểu biết về cách thức bảo vệ lợi ích của người lao động. Họ cứ nghĩ rằng chỉ cần giữ chân doanh nghiệp nước ngoài để người lao động có việc làm, mà không hề hiểu rằng người lao động và doanh nghiệp thường xuyên xung đột lợi ích. Chẳng hạn, hôm 16/03, một cựu quản lý từng gắn bó 40 năm với Samsung vừa cho báo Newstapa tại Hàn Quốc biết rằng công ty này đã vi phạm nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe người lao động trong các nhà máy mở ở nước ngoài. Người làm chính sách cần bảo vệ lợi ích của người lao động trong chính những vấn đề như vậy, thay vì ưu đãi để giữ chân doanh nghiệp nước ngoài bằng mọi giá như các nhóm cờ vàng đòi hỏi.

Từ khi Samsung Việt Nam có tuyên bố chính thức về sự việc đến nay, đã hơn 5 ngày trôi qua. Vậy sao các trang cờ vàng hải ngoại vẫn chưa đính chính thông tin và gỡ bỏ những bài viết sai sự thật mà họ đã đăng tải? Với sự im lặng đó, phải chăng họ đã tự thừa nhận rằng mình là những kênh thông tin dối trá, dùng tin giả để kích động người dân? Ta thấy rõ họ là những tổ chức không đáng tin, dù dưới tư cách người làm truyền thông hay người phản biện chính sách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *