Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
48521

Cựu chính trị gia Đức: Mỹ đang đẩy châu Âu vào chiến tranh hạt nhân

 

Oskar Lafontaine nguyên là chủ tịch đảng SPD và cựu Bộ trưởng tài chính của Cộng hòa Liên bang Đức đã lên tiếng cảnh báo Mỹ đang đẩy châu Âu vào chiến tranh hạt nhân, cho rằng Thủ tướng Olaf Scholz trong vòng vây của những con bạc ở Washington – một cuộc đàm phán hòa bình với Mátxcơva ngày càng trở nên cấp thiết! Bài báo đã được báo điện tử NachDenkSeiten đăng tải ngày 30/4/2022 vừa qua. Cựu chính khách có ảnh hưởng ở Đức này từng vì phản đối cuộc chiến chống Nam Tư đã từ chức khi đang là Bộ trưởng tài chính của Cộng hòa Liên bang Đức và ra khỏi đảng SPD. Ông ta cũng vừa ra khỏi đảng cánh tả Die Linke.

Trong bài báo, ông khẳng định một số nội dung sau:

CUỘC CHIẾN UKRAINE LÀ CUỘC TRANH CHẤP GIỮA MỸ VÀ NGA

Trên thực tế, cuộc chiến Ukraine là cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Nga. Như trong cuốn sách “Sức mạnh duy nhất của thế giới ” xuất bản năm 1997, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ông Zbigniew Brzezinski đã ca ngợi bộ máy quân sự chưa từng có của Mỹ là bộ máy duy nhất có bán kính hoạt động toàn cầu. Tất nhiên, Nga và Trung Quốc không đồng ý với hành động bá quyền của Mỹ. Do đó, Mỹ phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn một kẻ thách thức Á-Âu nổi lên muốn thôn tính lục địa Á-Âu.

 

Ukraine là trục địa chính trị trong việc theo đuổi mục tiêu này. Không có Ukraine là Nga không còn là một đế chế Á-Âu. Tuy nhiên, nếu Moscow giành lấy quyền kiểm soát Ukraine với các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và quyền tiếp cận Biển Đen, Nga sẽ tự động có được phương tiện để trở thành một đế chế hùng mạnh trải dài khắp châu Âu và châu Á. Nếu người ta bổ sung những phản ánh này với thông điệp cốt lõi của bài phát biểu của ông chủ Stratfor, George Friedman vào ngày 03-02-2015 tại Chicago, thì đó là mục tiêu chính trong chính sách của Hoa Kỳ trong nhiều thế kỷ nhằm đảm bảo rằng không có sự hợp tác giữa Nga và Đức, bởi vì người ta biết rõ, mục tiêu của việc mở rộng về phía đông của NATO là gì.

 

MỸ ĐÃ CHI HÀNG TỶ USD CHO MỘT CON RỐI

 

Người ta cũng có thể hiểu tại sao cách đây nhiều năm, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland đã thoải mái thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã chi 5 tỷ USD để xây dựng một chính phủ bù nhìn ở Kyiv mà họ muốn. Sau đó, nó cũng trở nên rõ ràng tại sao Washington đã làm mọi thứ có thể trong nhiều năm để ngăn chặn việc vận chuyển than, dầu và khí đốt từ Nga đến châu Âu. Trong bối cảnh đó, cũng hợp lý hơn khi nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ Jeffrey Sachs cảnh báo rằng chiến lược của Mỹ sẽ dẫn đến một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine với hàng nghìn người chết. Ông khuyến nghị châu Âu nên đi theo con đường riêng của mình và nói về một Ukraine trung lập với quyền tự trị cho Donbass như một giải pháp thương lượng. Thật đáng kinh ngạc, ở mức độ như thế nào mà các chính trị gia và nhà báo ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, lại không nhận ra những mối liên hệ địa chiến lược này và mù quáng đi theo chiến lược cực kỳ nguy hiểm của Mỹ là làm nóng thêm cuộc chiến Ukraine. Cực kỳ nguy hiểm vì Hoa Kỳ rõ ràng không muốn làm theo lời khuyên của cựu Tổng thống John F.Kennedy, theo đó, một cường quốc hạt nhân không bao giờ được đặt vào tình thế không còn có thể tìm được lối thoát.

 

Có một bất lợi lớn là ở Đức hiện nay có một chính phủ chịu trách nhiệm với các chính trị gia hàng đầu có ít kinh nghiệm về chính sách đối ngoại. Ngoài ra, đảng đối lập lớn nhất, CDU, do cựu nhà vận động hành lang của Blackrock ông Friedrich Merz lãnh đạo, người chủ cũ của ông ta đang kiếm được rất nhiều tiền từ việc tăng giá cổ phiếu của các công ty vũ khí. Đảng SPD thiếu vắng các chính trị gia theo đuổi chính sách giảm căng thẳng, những người như Brandt hay Bahr, họ biết rằng an ninh ở Đức và châu Âu chỉ có thể đạt được cùng với cường quốc hạt nhân Nga.

Đảng FDP cũng vậy, không có một chính trị gia nào tầm cỡ như Hans-Dietrich Genscher, người luôn canh cánh trong lòng về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân chỉ giới hạn ở châu Âu. Ngay cả ông Guido Westerwelle (đã chết – Hồ Ngọc Thắng) cũng có can đảm để cho Mỹ thấy sự sự lạnh lùng khi nước này tấn công Libya. Người ta còn tin tưởng chính trị gia FDP nào trong ngày hôm nay?

 

NGÔN NGỮ PHÁT XÍT CỦA BAERBOCK

Các chư hầu nhất quán và nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ trong chính phủ liên bang Đức và trong Quốc hội Đức là những người của Đảng Xanh, mà cựu lãnh đạo đảng là ông Joschka Fischer, cùng với đối tác kinh doanh sau này là bà Madeleine Albright, đã thúc đẩy sự tham gia của Đức vào cuộc chiến bất hợp pháp ở Nam Tư. Người ta tưởng rằng mọi chuyện không thể tồi tệ hơn nhưng tân Ngoại trưởng bà Annalena Baerbock lại sử dụng ngôn ngữ phát xít và muốn “hủy hoại” nước Nga. Bà ấy nói rằng bà ấy kề vai sát cánh với Madeleine Albright vừa qua đời, người đã biện minh cho cái chết của 500.000 trẻ em Iraq dưới bàn tay của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Hãy tưởng tượng tiếng gầm thét của người Đảng Xanh nếu Ngoại trưởng Nga Lavrov biện minh cho cái chết của 500.000 trẻ em Ukraine vì bất cứ lý do gì.

 

Trong hoàn cảnh rối ren này, Olaf Scholz trì hoãn việc giao vũ khí là không đủ. Gia tăng các lô hàng vũ khí là câu thần chú của chính quyền Biden, muốn làm suy yếu nước Nga bằng bất cứ giá nào, bất kể số người chết do tiếp tục vận chuyển vũ khí. Có ai nghiêm túc tin rằng sức mạnh hạt nhân Nga có thể thua trong cuộc chiến Ukraine trong bối cảnh chính trị toàn cầu? Các nhà cung cấp vũ khí cuồng tín ở Quốc hội Đức, liệu họ có nhận ra điều đó hay không, họ đều phải chịu trách nhiệm chung về số lượng người chết ngày càng tăng. Cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu? Lại một cuộc chiến tranh lâu dài như ở Afghanistan? Tại sao chính trị Đức không học hỏi từ những thất bại của cuộc chiến can thiệp do Hoa Kỳ lãnh đạo mà Quân đội Đức tham gia?

 

Sẽ có một cơ hội, mặc dù rất mỏng manh, nếu Tổng thống Pháp tái đắc cử Emmanuel Macron với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, giống như François Hollande và Angela Merkel đã từng làm, ngăn chặn sự kích động chiến tranh của Hoa Kỳ và đàm phán cho một giải pháp trên cơ sở những đề xuất đã được ủng hộ bởi của Volodymyr Zelenskyy – sự trung lập của Ukraine và quyền tự trị cho Donbass. Tổng thống Ukraine sẽ không phải là một đối tác đáng tin cậy vì ông liên tục bị Mỹ và các phần tử cực hữu ở Ukraine gây sức ép.

 

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc đang buộc châu Âu phải làm mọi cách để tránh bị lôi kéo vào một cuộc xung đột hạt nhân giữa các cường quốc này. Charles de Gaulle đã nhận ra mối nguy hiểm này đối với Pháp và do đó bác bỏ việc hợp nhất các lực lượng vũ trang của Pháp vào NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo vì ông không muốn dựa vào sự sẵn sàng của Hoa Kỳ sử dụng các lực lượng hạt nhân của họ trong trường hợp xảy ra xung đột với Liên Xô, ngay cả khi Moscow đe dọa phản công các thành phố lớn của Mỹ. “Hợp chủng quốc không có bạn bè, chỉ có lợi ích”, là châm ngôn của ông ta, và khi nói đến sự sống và cái chết, tức là chiến tranh, ông tin chắc rằng quyết định không thể phó mặc cho người khác.

 

Giống như de Gaulle, Thủ tướng Willy Brandt biết rằng ông thúc đẩy chính sách hòa bình và làm giảm căng thẳng chỉ trong sự ngăn cản các phản kháng từ Washington. Tin chắc rằng đây là cách duy nhất để bảo đảm hòa bình ở châu Âu, ông đã từng bước thực hiện Chính sách hướng Đông của mình. Hoa Kỳ rất tức giận, bằng chứng là Henry Kissinger gọi điện cho Richard Nixon, trong đó Kissinger công khai cầu mong Willy Brandt bị ung thư cổ. Một cuộc thảo luận mạo hiểm hiện đang diễn ra ở Đức. Chính sách hòa bình, nỗ lực hợp tác tốt với Nga, là lý do cho sự phát triển hiện nay. Hiếm khi sự thật bị đảo lộn như thế này. Chưa bao giờ người ta lại thấy rõ sự tuyên truyền của Hoa Kỳ định đoạt phương tiện truyền thông và cuộc tranh luận chính trị ở Đức đến mức độ nào.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *