Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27673

Việt Tân lại hằn học, nói sàm về “Củi” và “Lò”

Tham nhũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện ngay khi có sự phân chia giai cấp và sự hình thành Nhà nước, nó xuất hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực. Lịch sử phát triển của thế giới, từ xưa tới nay không có bất cứ một thể chế, quốc gia dân tộc nào tuyệt đối không có tham nhũng

Vậy mà xuất phát từ sự hằn học, chống phá bất chấp lý lẽ, trang Facebook của Việt Tân gần đây lại có giọng điệu xuyên tạc về Củi và Lò, trích nguyên văn: “Đốt hoài không hết củi, làm cho dư luận nghi ngờ khả năng của ông Trọng? Lò ông Trọng đốt hoài không hết củi, chỉ có một cách duy nhất là là ông Trọng đốt Đảng thì tự nhiên củi không còn nữa!”

Nguồn gốc của tham nhũng là kết quả của sự kết hợp giữa quyền lực nhà nước với lòng tham của con người, là sự lạm dụng, tha hóa quyền lực của người có chức, có quyền. Lịch sử Việt Nam đã có tham nhũng và tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử có các biện pháp phòng chống khác nhau. Thời Lý đã có tình trạng các quan lại tham ô, nhũng nhiễu người dân. Triều đình đã có những quy định việc xử phạt quan lại tham ô, tham nhũng. Vua Lý Thái Tông năm 1042, đã ban hành bộ luật thành văn đầu tiên – Hình thư (năm 1042). Đến Triều đại Lê sơ, vua Lê Thánh Tông, năm 1483 đã ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Luật Hồng Đức coi tội tham nhũng là một tội danh nguy hiểm, làm người dân oán thán và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà vua. Đến thời vua Gia Long đã ban hành Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815. Bộ luật gồm 22 quyển, chia thành 7 chương với 398 điều trong đó có 79 điều quy định riêng về luật hình đối với các tội tham ô, nhũng nhiễu. Đến thời vua Minh Mạng bất kể ai, giữ chức vụ gì, kể cả thân cận nhà vua khi tham nhũng đều bị xử nghiêm khắc. Năm 1831, vua Minh Mạng ban hành Luật Hồi ty, quy định khi sắp xếp, bố trí bộ máy quan lại, không được bố trí những người cùng quê nội và quê ngoại, bao gồm cả quê mẹ, quê vợ. Bài học lớn ông cha ta để lại về phòng chống tham nhũng, mãi mãi là giá trị trường tồn với các thế hệ cháu con sau này khi xây dựng và phát trển đất nước.

Nhìn ra thế giới ta thấy tham nhũng là vấn nạn trên toàn cầu, xảy ra trên mọi lĩnh vực. Tình trạng tham nhũng ngày càng có xu hướng phát triển sâu rộng, tinh vi và khó ngăn chặn. Chính vì thế, tháng 12-2003, đại diện hơn 120 nước trên thế giới đã họp tại Mê-hi-cô để thông qua Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc. Công ước này được đánh giá là bước tiến lớn của cộng đồng quốc tế trong hợp tác chống tham nhũng. Tính đến năm 2020, Công ước đã có 187 thành viên, trong đó có 181/193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc. Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước kể từ ngày 19-8-2009. Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI ). Chỉ số được dùng để đánh giá mức độ tham nhũng của các nước hằng năm. Theo số liệu công bố ngày 18-10-2005 của CPI, có tới 2/3 trong số 159 nước thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng. Đây là tình trạng báo động về tham nhũng trên thế giới. Chỉ số CPI năm 2020 của Việt Nam đạt 36/100 điểm đứng thứ 104/180 nước, tăng15 bậc so với năm 2014.

Về phòng chống tham nhũng thì mỗi nước đều có cách khác nhau. Chỉ cần tra cụm từ “corruption” hay “anti-corruption”, sẽ cho ta dữ liệu đồ sộ về tình trạng tham nhũng các nước trên thế giới và cách thức chống, xử lý tham nhũng ở mỗi nước. Quyết liệt hàng đầu trên thế giới hiện nay phải kể đến Trung Quốc với tên gọi “đả hổ, diệt ruồi”. Trong đó, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) và Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc (NSC) mỗi năm xử lý kỷ luật hàng trăm ngàn các cấp..

Ở nước ta, tham nhũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, công tác phòng chống tham nhũng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xác định là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện thường xuyên, với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, quyết liệt chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; với cách làm bài bản, hiệu quả và không chịu tác động của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; xử lý cán bộ từ cấp Trung ương đến địa phương, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cả đương chức cũng như nghỉ hưu, để cán bộ “không thể tham nhũng”, “không dám tham nhũng”, “không cần tham nhũng” và “không muốn tham nhũng” đã thực sự tạo ra bước chuyển biến rất mạnh mẽ trong công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng ta; Ðảng cũng đã dũng cảm thừa nhận và coi tham nhũng là nguyên nhân gây mất lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước. Từ đó, Ðảng đã đưa ra cam kết chính trị trước Nhân dân về công cuộc phòng, chống tham nhũng: “Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước”.

Tuy nhiên các thế lực chống phá, thù địch vẫn không ngừng xuyên tạc về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Những đối tượng này thường xuyên bịa đặt, lắp ghép các thông tin, sự việc, tung tin sai sự thật để xuyên tạc, cho rằng đó là “đấu đá nội bộ”, “phe phái triệt hạ lẫn nhau”, cho rằng “nguyên nhân của tham nhũng là do chế độ độc đảng”… Tất cả những luận điệu ấy nhằm mục đích phủ nhận, đánh lạc hướng dư luận, gây xói mòn niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Báo cáo kết quả tổng kết 10 năm của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí Trung ương và sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí các địa phương đã thể hiện rõ quyết tâm mạnh mẽ về phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngài Kamal Malhotra, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam đánh giá: “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công của Việt Nam là một điểm sáng đáng chú ý”. Tổ chức minh bạch quốc tế năm 2019 đã đánh giá: “Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, hành động phòng, chống tham nhũng, đưa ra ánh sáng nhiều vụ án tham nhũng quy mô lớn chưa từng có”. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đánh giá cao công cuộc lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Ðảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu: “Tôi hoan nghênh nỗ lực chống tham nhũng và thúc đẩy quản trị tốt của ngài trên cương vị Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam. Giải quyết nạn tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực Ðông Nam Á và trên thế giới”.

Từ những phân tích và đánh giá nêu trên ta thấy giọng điệu đánh giá của Việt Tân là cố tình xuyên tạc, nói sai, phủ định những thành tựu của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *