Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19813

Việt Nam với những nỗ lực ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025  Kỳ 1: Vị trí và tầm quan trọng của Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025  khẳng định nỗ lực, cam kết và thành tựu cũng như khả năng đóng góp của Việt Namtrong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sự chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước bạn bè, các nước đối tác, kể cả những nước có quan điểm khác biệt về quyền con người.

Một cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Vấn đề thúc đẩy và bảo đảm quyền con người được xác định là một trong ba trụ cột chính của Liên hợp quốc, cùng với các vấn đề an ninh, hòa bình và phát triển. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) được thành lập năm 2006 (theo Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ) là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của trong hệ thống LHQ, có chương trình nghị sự trải rộng trên 10 đề mục, một mặt bám sát các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, mặt khác cũng phản ánh rõ nét những ưu tiên, chiến lược lớn của các nước và các nhóm nước trong lĩnh vực này và có một hệ thống các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy đủ nhất là Cơ chế Rà soát định kỳ Phổ quát (UPR).

HĐNQ LHQ là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép. HĐNQ LHQ có các nhiệm vụ sau:

– Thảo luận tình hình, đề cập các vi phạm quyền con người và đưa ra các nghị quyết, khuyến nghị về các vấn đề quyền con người, hàng năm có báo cáo trình Đại hội đồng Liên hợp quốc;

– Ngăn chặn các vi phạm quyền con người thông qua hợp tác và đối thoại; hợp tác chặt chẽ với các Chính phủ, tổ chức khu vực, cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ…

– Thúc đẩy giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho các nước; thúc đẩy các nước thực hiện nghĩa vụ và cam kết về quyền con người;

– Kiểm định định kỳ việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của tất cả các nước về quyền con người dựa trên các thông tin khách quan, tin cậy, thông qua một cơ chế kiểm điểm định kỳ 4-5 năm một lần, trên cơ sở hợp tác và đối thoại.

Nhìn chung, nội dung hoạt động của HĐNQ ngày càng gắn trực tiếp hơn với các trọng tâm của Liên hợp quốc (LHQ) và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, như phát triển bền vững (thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững), ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, các nhóm thiểu số, người di cư…). Đồng thời, HĐNQ xem xét, thảo luận về tình hình tại hầu hết các điểm nóng, các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang có nguy cơ xảy ra vi phạm quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.

HĐNQ LHQ có 47 nước thành viên, phân bổ cân bằng theo khu vực địa lý. Cụ thể là: Nhóm châu Á được 13 ghế, Nhóm châu Phi 13 ghế, Nhóm Đông Âu 6 ghế, Nhóm Mỹ La tinh và Caribe 8 ghế, Nhóm Tây Bắc Âu và các nước khác (phương Tây) 7 ghế. Các thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, không được tái cử nếu đã qua hai nhiệm kỳ liên tục. HĐNQ LHQ bầu Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch nhiệm kỳ một năm dựa trên đề cử của 5 nhóm khu vực và theo nguyên tắc luân phiên giữa các nhóm khu vực.

Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc đều có quyền ứng cử vào HĐNQ LHQ. Đại hội đồng LHQ sẽ bầu các thành viên HĐNQ LHQ bằng bỏ phiếu kín với đa số thường. Khi bỏ phiếu tại Đại hội đồng để bầu thành viên HĐNQ LHQ, các nước thành viên Liên hợp quốc thường xem xét những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cũng như những cam kết tự nguyện của họ trong lĩnh vực này.

Với vị trí và tầm quan trọng của mình, kể từ khi thành lập, HĐNQ luôn được các nước quan tâm tham gia, cùng với Hội đồng Bảo an trở thành những cơ quan trong hệ thống LHQ được các nước quan tâm ứng cử nhiều nhất. Trong đó nhiều nước liên tiếp ứng cử làm thành viên HĐNQ (Nga, Trung Quốc, Cuba, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Mỹ,…). Về cơ bản, khi tham gia HĐNQ, mục đích chính của các nước là để đề cao đường lối, chính sách, thành tựu về quyền con người, thúc đẩy các ưu tiên, sáng kiến phù hợp với lợi ích của mình; đồng thời tranh thủ thông tin, giải thích, vận động, đấu tranh, phản bác các quan điểm chỉ trích của các cơ chế nhân quyền LHQ hoặc của các nước khác về tình hình nhân quyền ở nước mình.

HĐNQ LHQ tiến hành ba khóa họp thường kỳ trong một năm vào các tháng 3, 6 và 9, với tổng thời lượng không ít hơn 10 tuần, trong đó ít nhất có một phiên thảo luận cấp cao (thường được lồng ghép vào khóa họp tháng 3).

HĐNQ LHQ có thể tiến hành các khóa họp đặc biệt nếu thấy cần thiết, trên cơ sở đề nghị của một nước thành viên và được ít nhất 1/3 các nước thành viên HĐNQ LHQ (16/47) ủng hộ. Tính từ khi thành lập đến nay (6/2022), HĐNQ LHQ đã tiến hành 34 khóa họp đặc biệt. Ngoài ra, HĐNQ LHQ còn tiến hành ba khóa họp kiểm điểm theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) (dưới hình thức Nhóm làm việc) do Chủ tịch HĐNQ LHQ chủ trì vào các tháng 2, 5, 10 hàng năm, mỗi khóa kéo dài hai tuần để tiến hành kiểm điểm lần lượt đối với tất cả các nước thành viên LHQ.

Tất cả các khoá họp thường kỳ, phiên họp đặc biệt và khoá họp của Nhóm làm việc về Cơ chế kiểm điểm định kỳ đều được tiến hành công khai với sự tham dự của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc (không chỉ thành viên HĐNQ LHQ), các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ có quy chế tư vấn tại Hội đồng Kinh tế – Xã hội.

Chương trình nghị sự của HĐNQ LHQ tại mỗi Khóa họp chính thức gồm 10 đề mục, bao gồm: (i) Các vấn đề thủ tục; (ii) Báo cáo thường niên và cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ; (iii) Các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền phát triển; (iv) Tình hình nhân quyền cần có sự quan tâm của HĐNQ LHQ; (v) Các cơ quan và cơ chế nhân quyền; (vi) Kiểm điểm UPR; (vii) Tình hình nhân quyền tại Palestine và các vùng lãnh thổ A-rập bị chiếm đóng; (viii) Theo dõi và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Viên về quyền con người; (ix) Chống phân biệt chủng tộc, bài ngoại và theo dõi thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Durban; (x) Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người.

Vấn đề thúc đẩy và bảo đảm quyền con người được xác định là một trong ba trụ cột chính của Liên hợp quốc, cùng với các vấn đề an ninh, hòa bình và phát triển. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) được thành lập năm 2006 (theo Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ) là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của trong hệ thống LHQ, có chương trình nghị sự trải rộng trên 10 đề mục, một mặt bám sát các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, mặt khác cũng phản ánh rõ nét những ưu tiên, chiến lược lớn của các nước và các nhóm nước trong lĩnh vực này và có một hệ thống các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy đủ nhất là Cơ chế Rà soát định kỳ Phổ quát (UPR).

HĐNQ LHQ là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép. HĐNQ LHQ có các nhiệm vụ sau:

– Thảo luận tình hình, đề cập các vi phạm quyền con người và đưa ra các nghị quyết, khuyến nghị về các vấn đề quyền con người, hàng năm có báo cáo trình Đại hội đồng Liên hợp quốc;

– Ngăn chặn các vi phạm quyền con người thông qua hợp tác và đối thoại; hợp tác chặt chẽ với các Chính phủ, tổ chức khu vực, cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ…

– Thúc đẩy giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho các nước; thúc đẩy các nước thực hiện nghĩa vụ và cam kết về quyền con người;

– Kiểm định định kỳ việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của tất cả các nước về quyền con người dựa trên các thông tin khách quan, tin cậy, thông qua một cơ chế kiểm điểm định kỳ 4-5 năm một lần, trên cơ sở hợp tác và đối thoại.

Nhìn chung, nội dung hoạt động của HĐNQ ngày càng gắn trực tiếp hơn với các trọng tâm của Liên hợp quốc (LHQ) và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, như phát triển bền vững (thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững), ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, các nhóm thiểu số, người di cư…). Đồng thời, HĐNQ xem xét, thảo luận về tình hình tại hầu hết các điểm nóng, các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang có nguy cơ xảy ra vi phạm quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.

HĐNQ LHQ có 47 nước thành viên, phân bổ cân bằng theo khu vực địa lý. Cụ thể là: Nhóm châu Á được 13 ghế, Nhóm châu Phi 13 ghế, Nhóm Đông Âu 6 ghế, Nhóm Mỹ La tinh và Caribe 8 ghế, Nhóm Tây Bắc Âu và các nước khác (phương Tây) 7 ghế. Các thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, không được tái cử nếu đã qua hai nhiệm kỳ liên tục. HĐNQ LHQ bầu Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch nhiệm kỳ một năm dựa trên đề cử của 5 nhóm khu vực và theo nguyên tắc luân phiên giữa các nhóm khu vực.

Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc đều có quyền ứng cử vào HĐNQ LHQ. Đại hội đồng LHQ sẽ bầu các thành viên HĐNQ LHQ bằng bỏ phiếu kín với đa số thường. Khi bỏ phiếu tại Đại hội đồng để bầu thành viên HĐNQ LHQ, các nước thành viên Liên hợp quốc thường xem xét những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cũng như những cam kết tự nguyện của họ trong lĩnh vực này.

Với vị trí và tầm quan trọng của mình, kể từ khi thành lập, HĐNQ luôn được các nước quan tâm tham gia, cùng với Hội đồng Bảo an trở thành những cơ quan trong hệ thống LHQ được các nước quan tâm ứng cử nhiều nhất. Trong đó nhiều nước liên tiếp ứng cử làm thành viên HĐNQ (Nga, Trung Quốc, Cuba, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Mỹ,…). Về cơ bản, khi tham gia HĐNQ, mục đích chính của các nước là để đề cao đường lối, chính sách, thành tựu về quyền con người, thúc đẩy các ưu tiên, sáng kiến phù hợp với lợi ích của mình; đồng thời tranh thủ thông tin, giải thích, vận động, đấu tranh, phản bác các quan điểm chỉ trích của các cơ chế nhân quyền LHQ hoặc của các nước khác về tình hình nhân quyền ở nước mình.

HĐNQ LHQ tiến hành ba khóa họp thường kỳ trong một năm vào các tháng 3, 6 và 9, với tổng thời lượng không ít hơn 10 tuần, trong đó ít nhất có một phiên thảo luận cấp cao (thường được lồng ghép vào khóa họp tháng 3).

HĐNQ LHQ có thể tiến hành các khóa họp đặc biệt nếu thấy cần thiết, trên cơ sở đề nghị của một nước thành viên và được ít nhất 1/3 các nước thành viên HĐNQ LHQ (16/47) ủng hộ. Tính từ khi thành lập đến nay (6/2022), HĐNQ LHQ đã tiến hành 34 khóa họp đặc biệt. Ngoài ra, HĐNQ LHQ còn tiến hành ba khóa họp kiểm điểm theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) (dưới hình thức Nhóm làm việc) do Chủ tịch HĐNQ LHQ chủ trì vào các tháng 2, 5, 10 hàng năm, mỗi khóa kéo dài hai tuần để tiến hành kiểm điểm lần lượt đối với tất cả các nước thành viên LHQ.

Tất cả các khoá họp thường kỳ, phiên họp đặc biệt và khoá họp của Nhóm làm việc về Cơ chế kiểm điểm định kỳ đều được tiến hành công khai với sự tham dự của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc (không chỉ thành viên HĐNQ LHQ), các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ có quy chế tư vấn tại Hội đồng Kinh tế – Xã hội.

Chương trình nghị sự của HĐNQ LHQ tại mỗi Khóa họp chính thức gồm 10 đề mục, bao gồm: (i) Các vấn đề thủ tục; (ii) Báo cáo thường niên và cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ; (iii) Các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền phát triển; (iv) Tình hình nhân quyền cần có sự quan tâm của HĐNQ LHQ; (v) Các cơ quan và cơ chế nhân quyền; (vi) Kiểm điểm UPR; (vii) Tình hình nhân quyền tại Palestine và các vùng lãnh thổ A-rập bị chiếm đóng; (viii) Theo dõi và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Viên về quyền con người; (ix) Chống phân biệt chủng tộc, bài ngoại và theo dõi thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Durban; (x) Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người.

Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của HĐNQ LHQ từ khi cơ quan này được thành lập. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Ta tham gia tích cực các hoạt động của HĐNQ, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham gia Nhóm Nòng cốt tại HĐNQ về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em…). Việt Nam cũng tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của HĐNQ trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xoá bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hoá đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *