Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
30478

RFA – kẻ chuyên chọc ngoáy vào công việc nội bộ của Việt Nam

 

Vừa rồi Đài Á Châu Tự Do (RFA) lại loan tải bài bình luận với cái titte mang nặng ngôn ngữ võ đài giữa các võ sĩ thi đấu: “Võ sĩ nào sẽ nhận đai Chủ tịch nước”  xuyên tạc ngu ngơ rằng: “Hiện tại, đây là câu hỏi hết sức hóc búa nếu như xét theo đúng các tiêu chuẩn của đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra khi chọn một lãnh đạo đất nước”, rồi “xét về tính liêm khiết của đảng viên theo tiêu chuẩn của ông Trọng cũng như theo điều lệ đảng, thì sẽ chẳng có bất kì một đảng viên nào liêm khiết, thậm chí họ còn đầy tội lỗi và đủ tư cách, đủ phẩm chất để được khai trừ đảng trong bất kì giờ nào”; rồi loanh quanh xuyên tạc chính chế độ này “nuôi dưỡng” và phát sinh tham nhũng kiểu “Bởi trong suốt tiến trình xã hội hóa và mở cửa kinh tế thị trường nhưng lựa chọn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảng Cộng sản đã trao cho các đảng viên của mình cái quyền ghê gớm nhất trong làm kinh tế: Quyền Nhận Hối Lộ”; xuyên tạc việc xử lý những cán bộ, đảng viên sai phạm lâu nay là “tranh giành quyền lực”, “triệt hạ phe cánh”…

Cần nhớ rằng chức năng, nhiệm vụ Chủ tịch nước cũng như tiêu chuẩn Chủ tịch nước  cũng như các vị trí chủ chốt khác đã được Đảng và Nhà nước quy định rõ ràng. Đảng và Nhà nước đang thực hiện đúng phương châm công tác cán bộ “Có lên, có xuống, có vào, có ra”, bất kể người đó là ai và đang giữ chức vụ gì. Khi cán bộ, đảng viên có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm những điều đảng viên không được làm và không còn đủ uy tín thì việc thôi giữ chức vụ cũng là điều hoàn toàn phù hợp. Trên thế giới, việc các nguyên thủ quốc gia, hoặc những người đang nắm những trọng trách lớn của đất nước xin từ chức không phải là hiếm, có thể lấy vài ví dụ: năm 2016 Thủ tướng Pháp Manuel Valls; năm 2017 Tổng thống Zimbabwe ông Robert Gabriel Mugabe; năm 2012 Tổng thống Đức Christian Wulff; năm 2023 nữ Thủ tướng New Zeland,  Jaccinda Ardem….Những thời điểm đó RFA và đồng đảng, tay chân ngoác mồm lên ca ngợi, khóc thuê khen ngợi tung hô rằng đó là hành động văn minh, tiến bộ dân chủ của các nước phương Tây hoặc các nước đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Bọn chúng ca thán ước ao “không biết khi nào ở Việt Nam mới có lãnh đạo từ chức, văn hóa từ chức”. Trong khi đó ở nước ta thời gian gần đây, việc một số lãnh đạo như ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Vũ Đức Đam; ông Phạm Bình Minh và gần nhất là ông Võ Văn Thưởng xin thôi giữ những vụ được Đảng và Nhà nước phân công thì bọn chũng lại lu loa, lèo lái, quy chụp cho rằng “đấu đá nội bộ”, “tranh giành quyền lực”, thật đúng là cái lưỡi không xương. Với họ, tất cả những gì của các nước phương Tây, của các quốc gia có đa nguyên, đa đảng là tốt đẹp, tích cực còn Việt Nam nơi sinh ra và nuôi dưỡng cha, ông, tổ tiên của bọn chúng đều xấu xí, tiêu cực, đều xám ngoét. Thật đúng là những giọng điệu của kẻ châm bị thóc, chọc bị gạo, đám a dua thì vong nô, bưng bô ngoại bang

Kẻ viết luận điệu kiểu này cho thấy y cố tình ngu ngơ, không biết rằng ở Việt Nam thì quyền lực Nhà nước Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói “Công tác bố trí cán bộ phải chuẩn, nếu cá nhân nào làm không tốt phải thay ngay, chúng ta không thiếu cán bộ”.  Mặt khác Đảng, Nhà nước luôn đề cao sự giám sát của xã hội. Xã hội phải giám sát thị trường, giám sát Nhà nước, có tác dụng quyết định chống những tiêu cực của bộ máy Nhà nước, của mỗi cán bộ, công chức cũng như của thị trường. Đảng và Nhà nước kịp thời sửa tận gốc cơ chế tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức làm trong sạch bộ máy quản lý của Nhà nước. Ai cũng biết rằng quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp có sự tách bạch nhưng cũng có mặt hòa quyện. Tách bạch là Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước, còn doanh nghiệp làm nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Hòa quyện là Nhà nước tạo không gian, hệ sinh thái phù hợp để khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhiều lần khẳng định quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp cần tách bạch nhưng cũng phải hòa quyện. Cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh tham nhũng, tiêu cực là những hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với Nhà nước và quyền lực, luôn song hành cùng với sự tồn tại của Nhà nước. Trên thế giới không có quốc gia nào không có tham nhũng, tiêu cực không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển, vấn đề là ở chỗ nhiều hay ít mà thôi. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một việc làm cần thiết, tất yếu, là một xu thế không thể đảo ngược” là “nhiệm vụ đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Trong đánh giá CPI (chỉ số cảm nhận tham nhũng) năm 2022, kết quả phòng chống tham nhũng của Việt Nam tăng 3 điểm so với năm 2021 từ 39 lên 42. Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới có những cải thiện tích cực, mạnh mẽ nhất với mức tăng 9 điểm kể từ năm 2018. Trong 180 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2022, Việt Nam xếp thứ 77 (tăng 10 bậc so với năm 2021).

Bài viết của RFA đã bộc lộ rõ ý đồ xấu xa, thâm độc khi xuyên tạc, bóp méo sự thật về công tác PCTNTC của Đảng và Nhà nước Việt Nam: Công cuộc đấu tranh PCTNTC của Đảng và Nhà nước Việt Nam góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Việc cán bộ, công chức bất kể người đó là ai “thôi chức”, “miễn nhiệm” là chuyện bình thường, không hề có chuyện “đấu đá thanh trừng nội bộ”, “phe nọ, phái kia” .

Việt Nam và Hoa Kỳ đã là “đối tác chiến lược toàn diện”, luôn “tôn trọng thể chính trị của nhau”, vậy nên RFA hãy dừng ngay việc loan tải và trả tiền nhuận bút nuôi dưỡng cho những kẻ ất ơ để bày trò chọc ngoáy, xuyên tạc bậy bạ rồi công kích vào công việc nội bộ Việt Nam!

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *