Tiếp cận dựa trên quyền đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách và ưu tiên cụ thể nhằm bảo vệ, hỗ trợ, tạo cơ hội cho người nhiễm HIV hòa nhập với đời sống xã hội và bằng những hành động cụ thể nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS… thông qua quyền đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Hệ thống văn bản pháp luật bao gồm: Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Bình đẳng giới 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007; Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS; Quyết định số 1782/QĐ-BYT ngày 27/10/2010 về Quy định chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng.
Theo những qui định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
Những người không may bị nhiễm HIV/AIDS, không bị hạn chế hoặc bị mất quyền công dân; có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định; sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội; được điều trị và chăm sóc sức khỏe; học văn hóa, học nghề, làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS trong gia đoạn cuối; từ chối khám, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS. Bên cạnh đó, họ cũng có một số nghĩa vụ như: thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác; thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết; thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Những quy định trên đều nhằm bảo đảm cho người nhiễm HIV sống cuộc sống bình thường, điều trị bệnh cho bản thân, đồng thời bảo vệ cho cộng đồng khỏi nguy cơ bị lây nhiễm.
Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Tiếp tục đặt ra những mục tiêu, hoạch định các chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể, dài hạn, bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả cao, bền vững, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Việc triển khai Chiến lược quốc gia đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ gia tăng của HIV/AIDS.
Việt Nam chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm cung cấp có hiệu quả các dịch vụ an sinh xã hội cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS nhằm bảo vệ họ và góp phần ổn định xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của đất nước về lâu dài.
Để giảm phân biệt, kỳ thị với người có HIV, hoạt động truyền thông được đẩy mạnh.
Với nhiều hình thức như: đưa tin, hình ảnh tích cực, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng; giải thích cho mọi người dân hiểu rõ những khả năng lây truyền của HIV, nhất là HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường, cũng như khả năng xử lý, hiệu quả xử lý an toàn trong trường hợp có phơi nhiễm xảy ra; tăng cường các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về HIV/AIDS, trong đó nhấn mạnh các quy định về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, bảo đảm bí mật thông tin cá nhân về tình trạng nhiễm HIV. Quyền đối với người nhiễm HIV/AIDS
Tính đến tháng 5/2018, 224.690người nghiện có hồ sơ quản lý. Người nghiện ma túy được tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ điều trị, cai nghiện, học văn hóa, học nghề và kết nối hỗ trợ tìm việc làm. Theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thành Cơ sở cai nghiện ma túy, khuyến khích cai nghiện tự nguyện, giảm dần cai nghiện bắt buộc và phát triển hệ thống điều trị, cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng. Việt Nam có 294 cơ sở điều trị methadone với hơn 52.800 bệnh nhân.209.450 người nhiễm HIV và có 1.345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV.
Người nhiễm HIV/AIDS được đối xử bình đẳng.
Công tác truyền thông, giáo dục phòng chống ma túy và HIV/AIDS cũng rất được quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức. Việt Nam thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS; chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức Liên hợp quốc để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp chặt chẽ với các nước có chung biên giới đường bộ trong việc chia sẻ thông tin và cùng triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.
Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã khống chế được tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS trên cả 3 phương diện: giảm số nhiễm mới, giảm số nhiễm từ HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số tử vong do HIV/AIDS. Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu chiến lược quốc gia về khống chế tỷ lệ nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% số dân và tiếp tục là nước có tỷ lệ nhiễm HIV thấp trong khu vực Đông Nam Á.
Tiếp cận dựa trên quyền đối với người nhiễm HIV/AIDS.
www.nhanquyenvn.org