Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53667

Pháp luật quốc tế về người đồng tính, song tính và chuyển giới

Tháng 3/2021, 85 nhà nước và vùng lãnh thổ đã cùng ký vào bản Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn vấn đề về quyền của người LGBT. Đặc biệt, vào tháng 9/2015, 12 tổ chức của Liên Hiệp quốc đã ra khuyến nghị kêu gọi 193 quốc gia thành viên cùng hành động để bảo vệ quyền của những người LGBT. Một trong những nội dung chính của bản khuyến nghị đó là kêu gọi các quốc gia thành viên bãi bỏ các điều luật phân biệt đối xử với người LGBT, trong đó có luật bắt giữ, xử phạt, phân biệt đối xử với con người dựa trên xu hướng tính dục và thể hiện giới của họ.

Pháp luật quốc tế bảo đảm quyền của người LGBT+

Trong xã hội xét về giới chỉ tồn tại hai giới tính là giới tính nam và giới tính nữ, do đó những người đồng tính, song tính và chuyển giới liên quan đến một khái niệm khác gọi là xu hướng tính dục. Xu hướng tính dục chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài. Trong thuật ngữ tiếng Anh có từ LGBT dùng để chỉ nhóm người có xu hướng tình dục thiểu số trên thế giới, bao gồm 04 nhóm người: L – Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), G – Gay (đồng tính luyến ái nam), B – Bisexual (song tính luyến ái hay lưỡng tính) và T – Transgender (người chuyển giới). Như vậy, theo bản dạng giới thì có người chuyển giới và người không chuyển giới; còn theo thiên hướng tình dục, con người được chia thành 4 loại chủ yếu:

– Đồng tính luyến ái: Bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ và đồng tính luyến ái nam là những người có sự hấp dẫn về tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính một cách lâu dài và cố định.

– Song tính luyến ái (lưỡng tính): Là những người có bản dạng giới khác với biểu hiện giới tính của người đó lúc sinh ra, họ luôn ám ảnh về việc mình có giới tính trái với “giới tính sinh học” khi được sinh ra nên họ đã nhờ sự can thiệp của y học để chuyển giới tính hoặc “tìm lại giới tính thật” của mình. Bao gồm người chuyển giới đã phẫu thuật và người chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

– Dị tính luyến ái: Là sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người không cùng giới tính. Đây là xu hướng tính dục phổ biến nhất của loài người và là quan niệm truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới.

– Vô tính: Một người không cảm thấy bị hấp dẫn về mặt tình dục với bất kỳ ai ở bất kỳ giới tính nào. Đây là một xu hướng tính dục hoàn toàn khác với dị tính, lưỡng tính hay đồng tính hay người ta còn gọi là LGBT+.

Với cách phân loại như trên, đồng tính, song tính, chuyển giới là một trong số các xu hướng tính dục của loài người, không liên quan đến vấn đề giới tính.

Người thuộc cộng đồng LGBT được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương – nhóm có vị thế chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác. Pháp luật quốc tế bảo vệ cộng đồng LGBT trước hết với tư cách họ là con người. Hiến chương Liên Hiệp quốc năm 1945 đã nêu rõ: “Tuyên bố một lần nữa sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người”. Trên cơ sở đó, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền được Liên Hiệp quốc thông qua năm 1948 đã tiếp tục khẳng định “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới” và Điều 2 cũng ghi nhận: “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào… hay bất cứ thân trạng nào khác”. Bên cạnh đó, Điều 7 khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị.” Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định: “những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người” và Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc cũng quy định: “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng để chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử hay bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào”.

Quyền của người thuộc cộng đồng LGBT thực sự đã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền mới, được quan tâm ngày một nhiều hơn của pháp luật hiện đại trong những thập niên gần đây, nhất là sau khi Tổ chức Y tế thế giới WTO chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần năm 1990. Đến năm 2007, văn kiện quan trọng bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT là Bộ nguyên tắc Yogyakarta ra đời được coi như một hiến chương toàn cầu về quyền của người đồng tính. Theo đó, “Các nguyên tắc này xác định nghĩa vụ của các quốc gia phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện quyền con người của tất cả mọi người bất kể xu hướng tính dục hoặc giới tính của họ. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang vận động để đưa Các nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của họ”.

Gần đây, việc 85 nhà nước và vùng lãnh thổ đã cùng ký vào bản Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới vào tháng 3/2011 đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn vấn đề về quyền của người LGBT. Đặc biệt, vào tháng 9/2015, 12 tổ chức của Liên Hiệp quốc đã ra khuyến nghị kêu gọi 193 quốc gia thành viên cùng hành động để bảo vệ quyền của những người LGBT. Một trong những nội dung chính của bản khuyến nghị đó là kêu gọi các quốc gia thành viên bãi bỏ các điều luật phân biệt đối xử với người LGBT, trong đó có luật bắt giữ, xử phạt, phân biệt đối xử với con người dựa trên xu hướng tính dục và thể hiện giới của họ.

Như vậy, pháp luật quốc tế đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới, trong đó có quyền của cộng đồng LGBT trong các hoạt động thực thi pháp luật. Đây là cơ sở để pháp luật quốc gia xem xét, ghi nhận và có cơ chế bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT trong pháp luật của mình, phù hợp với pháp luật quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *