Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18415

Để người nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận dễ dàng nhất các dịch vụ xã hội cơ bản

Để người nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận dễ dàng nhất các dịch vụ xã hội cơ bản.

Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 tuy được xây dựng dựa trên cách tiếp cận mới là bảo đảm quyền con người, song quá trình thực hiện đã bộc lộ bất cập. Việc áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg đã nhận diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập và từng chiều, chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, Dự thảo Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025 được đặt ra theo hướng để giải quyết những  bất cập trên, để người nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận dễ dàng nhất các dịch vụ xã hội cơ bản.

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Chuẩn mức sống tối thiểu được xác định dựa trên phương pháp tính toán chi phí cho các nhu cầu tối thiểu của con người. Việc xác định chuẩn mức sống tối thiểu vừa phản ánh khách quan nhu cầu đời sống của người dân, vừa phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Mục đích xác định chuẩn mức sống tối thiểu là để có những chính sách phù hợp, tác động nhằm cải thiện và nâng cao đời sống đối với nhóm dân cư sống dưới mức sống tối thiểu. Nếu xác định mức sống tối thiểu cao, quy mô đối tượng thụ hưởng chính sách lớn, sẽ không cân đối được nguồn lực thực hiện các chính sách.

Trên cơ sở tính toán của Tổng cục Thống kê, chuẩn mức sống tối thiểu được đề xuất là 1.586.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.065.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn mức sống trung bình ở Việt Nam cao gấp 1,5 lần chuẩn mức sống tối thiểu, tương ứng với từng khu vực nông thôn và thành thị, do vậy, chuẩn mức sống trung bình được đề xuất là 2.250.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 3.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Dự báo tại thời điểm tháng 01/2021.

Cả nước có khoảng 13,2% hộ dân cư có thu nhập bình quân trên mức sống tối thiểu đến mức sống trung bình, tương ứng với khoảng 3,57 triệu hộ, tương ứng với khoảng 13,88 triệu người; trong đó, có khoảng 14,5 % hộ dân cư khu vực nông thôn và khoảng 10,8% hộ dân cư khu vực thành thị.

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021-2025 gồm tiêu chí thu nhập và tiêu chí thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Trong đó, tiêu chí về thu nhập được đề xuất theo phương án: 1.500.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Dự báo tại thời điểm tháng 01/2021, cả nước có khoảng 16,3% hộ dân cư có thu nhập từ mức nêu trên trở xuống, tương ứng với khoảng 4,39 triệu hộ, khoảng 17,62 triệu người; trong đó, có khoảng 20,3% hộ dân cư ở khu vực nông thôn và khoảng 8,4% hộ dân cư ở khu vực thành thị.

Để người nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận dễ dàng nhất các dịch vụ xã hội cơ bản.
Để người nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận dễ dàng nhất các dịch vụ xã hội cơ bản.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản được đề xuất gồm 12 chỉ số:

dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục, đào tạo của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt an toàn; nhà tiêu hợp vệ sinh; tiếp cận thông tin; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông; tiếp cận việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình với nhiều đề xuất sửa đổi. Để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Về y tế.

Giảm nghèo giai đoạn 2021- 2025 thay thế chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế bằng chỉ số dinh dưỡng với ngưỡng thiếu hụt như sau: hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo tuổi; chỉ số bảo hiểm y tế điều chỉnh ngưỡng thiếu hụt như sau: Hộ gia đình có ít nhất một người từ 6 tuổi đến dưới 80 tuổi hiện không có bảo hiểm y tế.

Về giáo dục.

Sửa đổi 02 chỉ số: Hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi không có bằng cấp giáo dục đào tạo phù hợp với độ tuổi tương ứng (Người từ 16 đến 17 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở; 18 đến 24 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp nghề, 25 đến 30 tuổi tốt nghiệp trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng trở lên). Tình trạng đi học của trẻ em được thay thế như sau: Hộ có ít nhất 01 trẻ em từ 3 đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (trẻ từ 3-5 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6-10 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học, và trẻ từ 11 đến dưới 16 tuổi được tiếp cận giáo dục trung học cơ sở).

Về nước sạch và vệ sinh.

Sửa đổi thành nước sinh hoạt và vệ sinh; trong đó, thay đổi chỉ số nước sinh hoạt hợp vệ sinh thành chỉ số nguồn nước sinh hoạt an toàn (bao gồm nước máy, các nguồn nước hợp vệ sinh khác bảo đảm an toàn cho người sử dụng).

Về tiếp cận thông tin, sửa đổi, bổ sung 2 chỉ số cụ thể như sau:

Chỉ số tiếp cận thông tin: Hộ gia đình có ít nhất một người có nhu cầu nhưng không tiếp cận được thông tin về ít nhất một trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, sản xuất kinh doanh, hoặc thủ tục pháp lý. Chỉ số tài sản phục vụ tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông: Hộ gia đình không có ít nhất một trong số các tài sản: tivi, radio, máy tính, điện thoại thông minh; hoặc không có ai trong hộ sử dụng dịch vụ internet.

Về chỉ số tiếp cận việc làm: Hộ gia đình có ít nhất một người bị thất nghiệp (trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, sẵn sàng/mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm; hoặc đang làm việc hưởng lương nhưng không có hợp đồng lao động (xem xét cho việc làm chính chiếm nhiều thời gian nhất của người lao động).

Về chỉ số về người phụ thuộc trong hộ gia đình: Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm: người dưới 18 tuổi, người từ 60 tuổi trở lên có thu nhập bình quân tháng không vượt quá mức sống tối thiểu, người từ 18 đến dưới 60 tuổi nhưng không có khả năng lao động và có thu nhập bình quân tháng không vượt quá mức sống tối thiểu.

Cách tiếp cận đảm bảo quyền con người.

Chuẩn nghèo quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021- 2025 được áp dụng với hộ nghèo khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên; khu vực thành thị, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Đối với hộ cận nghèo khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản; ở khu vực thành thị, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng; Khu vực thành thị hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết:

Tiếp cận chuẩn nghèo là căn cứ đo lường, giám sát mức độ thiếu hụt thu nhập và các dịch vụ xã hội của người dân một cách khách quan, cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách khác để giảm nghèo hiệu quả trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong các tiêu chuẩn đánh giá như: chỉ số thu nhập, một số tiêu chuẩn đo lường về y tế, giáo dục người lớn, nước sinh hoạt, vệ sinh,… Chỉ số giá trong giai đoạn 2016 – 2020 tại thời điểm hiện nay được đánh giá là thấp, không phản ánh khách quan thực trạng nghèo theo thời gian. qua

Theo ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo khẳng định

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới tập trung điều chỉnh, nâng tiêu chí về thu nhập bằng chuẩn mức sống tối thiểu tính tại thời điểm năm 2020; bổ sung chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm; sửa đổi, bổ sung các chỉ số đo lường các chiều thiếu hụt về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin và người phụ thuộc trong hộ gia đình; hộ nghèo phải đáp ứng cả 02 tiêu chí thiếu hụt về thu nhập và các chiều dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm phù hợp với phương pháp luận, bản chất nghèo đa chiều Để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025 được xây dựng dựa trên cách tiếp cận đảm bảo quyền con người, đặc biệt là quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân; hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện, bao trùm, bền vững người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần, được đáp ứng nhu cầu về điều kiện sống an toàn; tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao năng lực và thích ứng với biến đổi khí hậu.■

Để người nghèo, cận nghèo có thể tiếp cận dễ dàng nhất các dịch vụ xã hội cơ bản.

nhanquyenvn.org

Hà Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *