Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
5469

Việt Nam có tra tấn các nhà zân chửi rởm?

Lợi dụng Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức phản động Việt Tân tiếp tục xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam “Chính phủ Việt Nam không cho phép các tổ chức nhân quyền trong nước được thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền thường khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại đảng và Nhà nước Cộng sản này”; “các tù nhân lương tâm thường xuyên bị đánh đập, tra tấn, nhục hình”. Đây là luận điệu phiến diện, xuyên tạc, đưa ra với mục đích xấu nhằm phủ định những thành quả về nhân quyền mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được, kích động gây bất ổn xã hội ở Việt Nam.

Việt Tân cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền trong các lĩnh vực khác như bắt và giam giữ tùy tiện; tù nhân chính trị; sự độc lập của tư pháp, chúng tự vẽ ra các con số “chính quyền đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, trong đó có 24 người đang bị tạm giam chờ xét xử, có 19 người bị bắt giữ và 26 người khác bị kết án vì thực thi các quyền. Điển hình như việc những ngày qua trên trang Facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân liên tục đăng tải các bài viết về nhân quyền ở Việt Nam và đòi thả tự do cho các đối tượng như Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng, Phạm Đoan Trang,… những kẻ mà chúng tự phong là “nhà hoạt động nhân quyền”.

Có lẽ người dân đều chẳng mấy xa lạ khi nhắc đến những cái tên như Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng, Phạm Đoan Trang, bởi từ lâu, các đối tượng trên đã được biết đến với hàng loạt các hành vi chống phá Nhà nước, công kích chính quyền, miệt thị đất nước. Thực chất đây đều là những kẻ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân đã bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định việc thực thi quyền con người là một trong những mục tiêu quan trọng đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể tại Điều 3, Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Trên cơ sở Hiến pháp, các quy định về quyền con người tiếp tục được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Báo chí năm 2016…

Trên trường quốc tế, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người như: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24/9/1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24/9/1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979; Việt Nam đã tham gia ký kết công ước chống tra tấn từ năm 2013 và luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2014… và những đóng góp lớn được cộng đồng quốc tế công nhận. Đặc biệt, ngày 11/10/2022, Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 77. Kết quả này không chỉ là minh chứng rõ ràng nhất về thành tựu nhân quyền ở Việt Nam mà còn là lời khẳng định sự tín nhiệm của quốc tế đối với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thứ hai, thân nhân các đối tượng trên khi thăm gặp đều có “bình luận chung” là sức khỏe của người thân “đảm bảo”; hay việc các tù nhân xuất hiện trên video đều “hồng hào”, được chăm sóc sức khỏe tốt đã phản bác lại chính luận điệu Việt Nam đánh đập, tra tấn các đối tượng.

Việc xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam chỉ làm cho hình ảnh các tổ chức NGO núp dưới danh nghĩa hoạt động “nhân quyền” cùng các tổ chức phản động trở nên méo mó trong mắt các nhà hoạt động nhân quyền chính đáng; Việt Nam với tư cách là thành viên có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế luôn hoàn thiện thể chế nhằm xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để thực thi “quyền con người”.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *