Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
29692

Chương trình “Đối diện Nhân quyền: Phản bác luận điệu xuyên tạc tự do ngôn luận tự do báo chí,tự do internet” đạt giải Búa liềm vàng năm 2021

Chương trình “Đối diện Nhân quyền: Phản bác luận điệu xuyên tạc tự do ngôn luận tự do báo chí,tự do internet”, VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vừa vinh dự được trao giải B giải Búa liềm vàng. Với những phân tích, lập luận hết sức chi tiết, cụ thể, dẫn chứng sinh động, tác phẩm thực sự đã đánh thẳng vào những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch luôn cho rằng Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền!

Một nội dung trong khái niệm nhân quyền là quyền tự do ngôn luận. Về tự do ngôn luận, tự do báo chí ngay từ năm 1946, trong điều 10 của bản Hiến pháp đầu tiên, các quyền này đều đã được khẳng định. Lịch sử thì có thăng, có trầm, nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam đảm bảo và điều này không hề thay đổi cho đến bản Hiến pháp 2013.

Thế nhưng bất chấp những bước tiến vượt bậc trong thực hiện quyền con người, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thế giới công nhận, thì trong nhiều năm trở lại đây, các thế lực chống phá, cơ hội chính trị, các đối tượng thiếu thiện cảm với Việt Nam vẫn thường xuyên xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tế tại Việt Nam, cố vẽ nên bức tranh về một quốc gia, nơi mà các quyền này bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.

Phạm Thị Đoan Trang đã bị truy tố về các tội danh chống phá Nhà nước. Ngoài hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước, bị can cũng xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước và phỉ báng chính quyền trên truyền thông nước ngoài.

Một nội dung trong khái niệm nhân quyền là quyền tự do ngôn luận. Về tự do ngôn luận, tự do báo chí ngay từ năm 1946, trong điều 10 của bản Hiến pháp đầu tiên, các quyền này đều đã được khẳng định. Lịch sử thì có thăng, có trầm, nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam đảm bảo và điều này không hề thay đổi cho đến bản Hiến pháp 2013.

Thế nhưng bất chấp những bước tiến vượt bậc trong thực hiện quyền con người, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thế giới công nhận, thì trong nhiều năm trở lại đây, các thế lực chống phá, cơ hội chính trị, các đối tượng thiếu thiện cảm với Việt Nam vẫn thường xuyên xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tế tại Việt Nam, cố vẽ nên bức tranh về một quốc gia, nơi mà các quyền này bị xâm phạm một cách nghiêm trọng.

Phạm Thị Đoan Trang đã bị truy tố về các tội danh chống phá Nhà nước. Ngoài hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước, bị can cũng xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước và phỉ báng chính quyền trên truyền thông nước ngoài.

Thực chất, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng là những quyền được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ ngay từ những ngày đầu lập nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, của báo chí cách mạng và các nền tảng thông tin truyền thông, các quyền này ngày càng được quy định và điều chỉnh cụ thể theo khuôn khổ của pháp luật.

Báo chí đóng góp vào sự phát triển đất nước

Trong những cái được gọi là báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam những năm qua, có một cụm từ thường xuyên xuất hiện. Đó là “Việt Nam lại tiếp tục vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Giọng điệu này, nếu so sánh với thực tế phát triển của nền báo chí tại Việt Nam hiện nay thì chẳng ai hiểu, nó dựa trên căn cứ nào.

Cho đến hết năm 2020, cả nước có gần 800 cơ quan báo chí, hơn 100 báo có hoạt động báo điện tử; hơn 600 tạp chí; 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Thể loại thì cũng đủ cả, báo giấy, báo tiếng, báo hình, rồi cả báo điện tử. Thế giới có loại hình báo chí nào thì ở Việt Nam có loại đó. Thậm chí là mô hình tòa soạn hội tụ với đầy đủ các hình thức báo chí tại mỗi cơ quan báo chí cũng đang được quan tâm thúc đẩy.

Thực chất, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng là những quyền được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ ngay từ những ngày đầu lập nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, của báo chí cách mạng và các nền tảng thông tin truyền thông, các quyền này ngày càng được quy định và điều chỉnh cụ thể theo khuôn khổ của pháp luật.

Báo chí đóng góp vào sự phát triển đất nước

Trong những cái được gọi là báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam những năm qua, có một cụm từ thường xuyên xuất hiện. Đó là “Việt Nam lại tiếp tục vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Giọng điệu này, nếu so sánh với thực tế phát triển của nền báo chí tại Việt Nam hiện nay thì chẳng ai hiểu, nó dựa trên căn cứ nào.

Cho đến hết năm 2020, cả nước có gần 800 cơ quan báo chí, hơn 100 báo có hoạt động báo điện tử; hơn 600 tạp chí; 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Thể loại thì cũng đủ cả, báo giấy, báo tiếng, báo hình, rồi cả báo điện tử. Thế giới có loại hình báo chí nào thì ở Việt Nam có loại đó. Thậm chí là mô hình tòa soạn hội tụ với đầy đủ các hình thức báo chí tại mỗi cơ quan báo chí cũng đang được quan tâm thúc đẩy.

Thực chất, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng là những quyền được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ ngay từ những ngày đầu lập nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, của báo chí cách mạng và các nền tảng thông tin truyền thông, các quyền này ngày càng được quy định và điều chỉnh cụ thể theo khuôn khổ của pháp luật.

Báo chí đóng góp vào sự phát triển đất nước

Trong những cái được gọi là báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam những năm qua, có một cụm từ thường xuyên xuất hiện. Đó là “Việt Nam lại tiếp tục vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Giọng điệu này, nếu so sánh với thực tế phát triển của nền báo chí tại Việt Nam hiện nay thì chẳng ai hiểu, nó dựa trên căn cứ nào.

Cho đến hết năm 2020, cả nước có gần 800 cơ quan báo chí, hơn 100 báo có hoạt động báo điện tử; hơn 600 tạp chí; 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Thể loại thì cũng đủ cả, báo giấy, báo tiếng, báo hình, rồi cả báo điện tử. Thế giới có loại hình báo chí nào thì ở Việt Nam có loại đó. Thậm chí là mô hình tòa soạn hội tụ với đầy đủ các hình thức báo chí tại mỗi cơ quan báo chí cũng đang được quan tâm thúc đẩy.

“Phản biện xã hội” là thuật ngữ được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI, năm 2011 của Đảng: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…”. Trong Luật Báo chí 2016 cũng khẳng định: Báo chí có quyền “Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Trên thực tế, báo chí Việt Nam đã đóng góp tiếng nói mạnh mẽ trong phản ánh thực tế phát triển của đất nước với những góc nhìn phản biện, đa chiều, phản ánh cả hạn chế, thiếu sót, không tô hồng nhằm góp một tiếng nói xây dựng.

Nói rằng báo chí Việt Nam chỉ viết theo định hướng là vô căn cứ… Không ai cấm phản biện và không bao giờ bắt buộc phải viết thế này, thế kia.

Ông Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam

Đọc từ internet, mạng xã hội, có một luận điệu rất hay được sử dụng, đó là báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt khắt khe, chỉ nói về thông tin tích cực, có lợi cho Đảng, Nhà nước, rồi báo nào viết về tiêu cực, nhà báo nào dám chống tiêu cực thì sớm hay muộn đều phải trả giá.

Thực tế không phải như vậy. Đảng, Nhà nước đã và luôn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, và cũng mong muốn báo chí phản ánh một cách trung thực, khách quan, xây dựng; không tô hồng nhưng cũng không bôi đen thực tiễn.

Về việc báo chí phản ánh được nói về tiêu cực, tham nhũng thì có vô vàn dẫn chứng. Những vụ việc đời thường như bất cập trong giấy đi đường tại Hà Nội trong mùa dịch, vụ bánh mỳ không phải lương thực tại tỉnh Khánh Hòa, sau khi báo chí vào cuộc, chính quyền địa phương đã có những điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. Hay nếu như không có sự vào cuộc của báo chí, việc tiêu tiền Nhà nước vô tội vạ tại PMU 18, cho đến sự lỏng lẻo trong công tác cán bộ trong vụ Trịnh Xuân Thanh, làm sao được phát hiện và khắc phục.

Vẽ nên một bức tranh toàn màu hồng để che đi hiện thực khách quan, điều này chỉ dẫn đến sự sụp đổ của một đất nước, một chế độ. Đối diện với thực tế, giải quyết những những mầm mống xấu xa trong tiến trình phát triển, đó mới là cách để một quốc gia vươn lên.

Đảng, Nhà nước Việt Nam đang làm điều đó, và việc tạo điều kiện cho báo chí tham gia vào quá trình phản ánh những hạn chế, tiêu cực đã luôn được Đảng, Nhà nước ủng hộ, tạo điều kiện.

Đảng, Nhà nước, nhân dân đều đánh giá rất cao công lao đóng góp to lớn của báo chí trên mặt trận phòng chống tiêu cực. Bao nhiêu vụ việc lớn báo chí phát hiện, dấn thân, lao vào chỗ khó, tận cùng ngõ hẻm để mà chống tiêu cực tham nhũng.

Ông Lại Xuân Môn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương

Nực cười luận điệu “Việt Nam không có tự do Internet

Hết xuyên tạc về tự do báo chí, các đối tượng cũng cho rằng tại Việt Nam không có tự do internet. Mới đây nhất, bản báo cáo của tổ chức Freedom House liệt Việt Nam vào nhóm “các quốc gia không có tự do trên Internet năm 2021”.

Rất nhiều người Việt Nam đã bật cười bởi nếu không có tự do internet, làm sao có thể đọc được một báo cáo phiến diện, lạc hậu và vô căn cứ như vậy được.

Theo thống kê mới nhất của We Are Social thì Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới. Rồi Internet di động thì sao? Từ 3G, rồi 4G và hiện nay 5G đang được triển khai đã khiến Internet đã vươn tới mọi ngóc ngách của đất nước, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo, để mỗi người dân Việt Nam đều có thể tự do tìm kiếm thông tin, chia sẻ, bày tỏ quan điểm cá nhân.

Đó là những minh chứng sống động cho việc việc Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền được tự do thông tin, tự do Internet của mỗi người dân.

Nếu có lo lắng về tự do internet tại Việt Nam, thì chỉ nên lo lắng về một điều, đó là vì quyền tự do internet, mà sức khỏe của một bộ phận giới trẻ tại Việt Nam bị ảnh hưởng vì nghiện internet. Ở đâu khó khăn trong tiếp cận internet, chứ ở đất nước này, internet là cho toàn dân.

Freedom House đánh giá Việt Nam đạt 22/100 điểm theo 3 tiêu chí: “Trở ngại truy cập internet”, “Giới hạn về nội dung”, và “Vi phạm quyền người dùng internet”.

Nhưng điều vô lý là những đánh giá này lại chủ yếu dựa vào những dữ liệu của một người tên là Trịnh Hữu Long và không sống ở Việt Nam. Đây cũng là đối tượng đã lập một trang mạng chuyên đăng tải các bài viết tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, đồng thời còn là thành viên một nhánh của tổ chức khủng bố Việt Tân.

Đánh giá của Freedom House hoàn toàn trái ngược với xếp hạng của các Tổ chức khác. Như We Are Social & Hootsuite đã thống kê về chỉ số tiếp cận Internet, Việt Nam có tới 150 triệu kết nối mobile, 68 triệu người dùng internet. Hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường xã.

Còn về tự do Internet, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn trên thế giới đều có mặt.

Tại Việt Nam, Internet không chỉ đơn thuần phục vụ cho đời sống xã hội của người dân. Mà Internet là yếu tố căn bản để xây dựng Chính phủ số và giải quyết hầu hết mọi công việc của chính quyền.

Nhưng bằng nhiều cách khác nhau, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc về tự do tiếp cận Internet của Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam không có tiến bộ trong vấn đề này.

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch cũng cho rằng, ở Việt Nam, người dùng mạng xã hội không được bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình. Nhưng thực tế là những người bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ là những trường hợp vi phạm luật pháp Việt Nam với những hành vi vi phạm rất cụ thể.

Những kẻ lợi dụng tự do báo chí để chống phá

Đến hẹn lại lên, năm nào cũng thế, trong các bản báo cáo dài cả ngàn trang của một số tổ chức nước ngoài, Việt Nam lại đứng đội sổ trong danh sách tự do báo chí, được mô tả như một kẻ thù của tự do báo chí. Điều này bắt nguồn từ việc xử lý những người được gọi là “nhà báo” như: Trương Duy Nhất, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Dũng Vova.

Nhưng bản chất những người này là ai, đó không phải là những nhà báo suy thoái thì cũng là nhà báo tự phong, không được luật pháp công nhận. Sản phẩm báo chí của những đối tượng này thì cũng không gì khác hơn là những bài viết trên mạng để nhằm trục lợi, chỉ trích, xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền, chia rẽ nhân dân. Điều quan trọng nhất là họ chỉ sử dụng báo chí như lớp áo ngụy trang để thực hiện những mục đích không được pháp luật cho phép, thậm chí đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ngày 5/1/2021, 3 thành viên của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” bị kết án. Bị cáo Phạm Chí Dũng 15 năm tù. Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, cùng 11 năm tù.

Mức án nghiêm khắc 37 năm tù dành cho 3 đối tượng này lập tức trở thành cục nam châm thu hút những cái loa dân chủ, nhân quyền.

Thực tế, những cái được gọi là tác phẩm báo chí của các đối tượng này, có thể thấy, báo chí chỉ là vỏ bọc để kết nối, tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và ngoài nước, qua đó tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng, Nhà nước.

Ngày 9/9/2021, 5 bị can của nhóm báo chí với cái tên có vẻ rất sạch sẽ “Báo sạch”, bị truy tố. Chỉ chờ có thế, trên các mạng xã hội, một số tổ chức cá nhân lập tức phản ứng với luận điệu: “Ước mơ tự do báo chí tan vỡ”, “Việt Nam bắt giữ các nhà báo độc lập”…Đặt ra tôn chỉ hoạt động nghe rất thẳng thắn là “Độc lập với nguồn tin – Kiểm chứng thông tin-Trung lập với chính trị”, thế nhưng, các thành viên này phát tán thông tin chưa kiểm chứng, không đúng sự thật.

Nhìn lại những gương mặt này, có thể thấy, con đường dẫn họ đến vành móng ngựa đều bắt nguồn từ lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để trục lợi cá nhân, hoặc tung tin xấu độc, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, kích động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Lá bài tự do, dân chủ – lớp vỏ bọc của các thế lực thù địch

Chỉ trích, lên án Đảng, Nhà nước Việt Nam về tình hình dân chủ, nhân quyền, đây chẳng phải là điều gì mới mẻ. Đứng đằng sau đó, nếu không phải là những cá nhân chống phá mang danh dân chủ, nhân quyền thì cũng là những tổ chức phản động như Việt Tân, Triều đại Việt, hay là những tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam như Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Freedom House, Tổ chức theo dõi nhân quyền – Human Rights Watch, hay Phóng viên Không biên giới RSF.

Một điểm dễ nhận thấy nhất, đó là các tổ chức này thường dựa trên những báo cáo phiến diện, chủ quan để rồi từ đó đưa ra những kết luận đầy tính quy chụp. Tự do báo chí chỉ xuất hiện ở những quốc gia họ muốn, những thể chế họ ưa, chứ nó không liên quan đến thực tế đang diễn ra.

Đối với Việt Nam, việc các tổ chức đó thường xuyên sử dụng lá bài tự do, dân chủ, gắn với mọi mặt trong đời sống, trong đó báo chí, là chỉ nhằm khắc họa Việt Nam với một diện mạo thù địch, lạc hậu, đi ngược lại với những giá trị phổ quát của thế giới. Tích cực lên án là vậy, nhưng họ có thực sự quan tâm đến dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam không? Đó chỉ là lớp vỏ bọc để hướng đến một mục tiêu hoàn toàn khác.

Lấy danh xưng là một tổ chức độc lập, cái gọi là “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” hàng năm cũng cóp nhặt để lên một báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Họ cũng dựng nên các giải thưởng nhân quyền để cổ súy số đối tượng phản động, cơ hội chính trị, chống đối ở trong nước.

Nhìn lại những gương mặt này, có thể thấy, con đường dẫn họ đến vành móng ngựa đều bắt nguồn từ lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để trục lợi cá nhân, hoặc tung tin xấu độc, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, kích động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Lá bài tự do, dân chủ – lớp vỏ bọc của các thế lực thù địch

Chỉ trích, lên án Đảng, Nhà nước Việt Nam về tình hình dân chủ, nhân quyền, đây chẳng phải là điều gì mới mẻ. Đứng đằng sau đó, nếu không phải là những cá nhân chống phá mang danh dân chủ, nhân quyền thì cũng là những tổ chức phản động như Việt Tân, Triều đại Việt, hay là những tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam như Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Freedom House, Tổ chức theo dõi nhân quyền – Human Rights Watch, hay Phóng viên Không biên giới RSF.

Một điểm dễ nhận thấy nhất, đó là các tổ chức này thường dựa trên những báo cáo phiến diện, chủ quan để rồi từ đó đưa ra những kết luận đầy tính quy chụp. Tự do báo chí chỉ xuất hiện ở những quốc gia họ muốn, những thể chế họ ưa, chứ nó không liên quan đến thực tế đang diễn ra.

Đối với Việt Nam, việc các tổ chức đó thường xuyên sử dụng lá bài tự do, dân chủ, gắn với mọi mặt trong đời sống, trong đó báo chí, là chỉ nhằm khắc họa Việt Nam với một diện mạo thù địch, lạc hậu, đi ngược lại với những giá trị phổ quát của thế giới. Tích cực lên án là vậy, nhưng họ có thực sự quan tâm đến dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam không? Đó chỉ là lớp vỏ bọc để hướng đến một mục tiêu hoàn toàn khác.

Lấy danh xưng là một tổ chức độc lập, cái gọi là “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” hàng năm cũng cóp nhặt để lên một báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Họ cũng dựng nên các giải thưởng nhân quyền để cổ súy số đối tượng phản động, cơ hội chính trị, chống đối ở trong nước.

Vô căn cứ luận điệu “Việt Nam không có tự do internet”, xuyên tạc tự do báo chí | VTV.VN

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *