Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
38168

Thiên tai, địch họa mới thấy được chế độ nào thực sự vì dân!

Thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vừa qua và trận bão tuyết lịch sử ở Mỹ mới đây đã dấy lên trong dân mạng Việt có cái nhìn thực chất, khách quan về bản chất chế độ chính trị nào thực sự vì dân.
Trận bão tuyết lịch sử ở Mỹ khiến nhiều người Việt đặt ra câu hỏi, tại sao khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai hay thảm họa, nước Mĩ không có sự rầm rộ vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ người dân? Tại sao họ không có những cuộc vận động quyên góp ủng hộ, những chuyến hành quân đến tâm vùng chịu ảnh hưởng? Và rất nhiều câu hỏi khác tương tự như vậy.
Người ta ngạc nhiên khi nước Mỹ to lớn nhưng người dân lại đang phải sống trong cảnh khó khăn thiếu điện, nước, chất đốt… vốn là những nhu cầu tối thiểu. Vấn đề ở đây không phải là kinh tế, vấn đề là sự khác nhau giữa cách chế độ vận hành. Nếu nước Mỹ tiến hành bao cấp, bình ổn giá cả, gửi quân đội đến những điểm “lạnh” trong nước thay vì những điểm “nóng” trên thế giới thì họ đã là một nước XHCN rồi. Họ không thể hay nói đúng hơn chính xã hội tư bản đã tạo ra những nguyên tắc như những bức tường không thể phá vỡ nơi mà đồng tiền có uy lực tuyệt đối, mọi chuyện đều thông qua đồng tiền, quân đội của họ không phải quân đội nhân dân. Kinh tế không chịu chi phối bởi kinh tế nhà nước, các mặt hàng chủ đạo thuộc các tập đoàn lớn thì cho dù nói sùi bọt mép cũng chỉ là câu chuyện năn nỉ lòng thương hại từ các ông chủ giàu sụ mà thôi.
Có thể là hình ảnh về đang đứng và ngoài trời
Hàng chục cây ATM gạo cứu đói được đặt ở các địa điểm Hải Dương
Trái ngược với Mỹ, Việt Nam còn là nước nghèo, đang phát triển thua xa Mỹ nhưng rõ ràng cách mà chế độ XHCN (dù là đang quá độ) ở VN đang vận hành đủ để đem nguồn lực nhỏ bé của đất nước để nhường cơm xẻ áo, bảo đảm đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi thiên tai xảy ra là cả hệ thống công an, quân đội huy động ra cứu dân, chạy lúa, gia cố nhà cửa cho dân, khắc phục hậu quả, làm sạch nhà dân sau thiên tai, xây nhà, hỗ trợ chô ở cho gia đình bị thiệt hại… Hay khi dịch bệnh CoVid-19 xảy ra, lập tức nhân dân đoàn kết cùng quân đội công an chấp hành quy định cách ly, chữa bệnh, ngừa bệnh. Một địa phương bùng nổ dịch, lập tức cả nước tập trung hỗ trợ nhân lực y tế, phương tiện, vật liệu y tế cho đến hỗ trợ hàng chục cây ATM gạo cho dân vùng dịch, giải cứu nông sản cho dân vùng dịch… Cả hệ thống chính trị và dân chúng cả nước đều đoàn kết, chung tay “lá lành đùm lá rách, khâu nào chính quyền lo và làm, khâu nào dân kêu gọi nhau hỗ trợ, không thể “nhip nhàng” hơn.
Ngẫm lại, trước đây, nhiều ông bà mang danh “cơ hội”, “cấp tiến””yêu nước” luôn tìm mọi cơ hội để kêu gào đòi tư nhân hóa điện nước xăng dầu, các dịch vụ thiết yếu. Thoạt nghe rất hay nhưng đến lúc thiếu an ninh năng lượng, lương thực thì không Nhà nước không thể can thiệp và dân chúng “thân ai người lấy lo”, kẻ đầu cơ tích trữ, găm hàng, chờ người ta túng thiếu, cùng quẫn để tranh thủ dồn ép, vơ vét tích lũy tư bản.
Trở lại với câu chuyện nước Mỹ, rõ ràng họ không thiếu tiềm lực để khắc phục hậu quả ngay và luôn. Nhưng họ bị trói buộc bởi những “ý thức hệ” của những nhà tư bản. Nhà nước không bao cấp được, cũng không đứng ra nói được vì đó là kinh tế thị trường tự do, không có định hướng. Như vậy, những bất cập của bản thân xã hội tư bản dù được điều chỉnh thế nào đi nữa vẫn sẽ bộc lộ ra lần sau cao hơn lần trước mà bản hân chủ nghĩa tư bản không thể điều chỉnh được. Hễ điều chỉnh tức là trở thành CNXH.Một nước Mỹ XHCN chắc chắn sẽ ích lợi đối với người dân hơn một nước Mỹ phục vụ cho thượng tầng tư bản.
HIếu Ngọc (st)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *