Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9833

Tài sản vô giá của nhân dân!

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng địnhVươn lên từ các cuộc chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con người. Mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân. “

Với Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhân quyền không chỉ thể hiện qua quan niệm, chủ trương, chính sách mà còn thể hiện qua hành động thiết thực . Sau hơn 30 năm của sự nghiệp đổi mới, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhân quyền được cụ thể hóa sinh động qua các thành tựu trên mọi lĩnh vực.

Với chúng ta, nhân quyền không phải là khái niệm trừu tượng, mà là tiêu chí sống, là môi trường sống, được hiện thực hóa qua các giá trị vật chất – tinh thần toàn dân được thụ hưởng. Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ nỗ lực của toàn dân, ngày nay mức sống từ thành thị tới nông thôn đã nâng cao rất rõ rệt. Nhà nước chú trọng phát triển hệ thống giao thông và lưới điện quốc gia. Các chương trình xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao, từng bước đưa cuộc sống và sự phát triển văn hóa – văn minh của đồng bào vùng sâu vùng xa theo kịp mọi miền. Phúc lợi, an sinh xã hội trở thành tài sản chung của toàn dân. Giáo dục các cấp phát triển trên địa bàn cả nước, việc học tập để nâng cao tri thức, phát triển trí tuệ, thể chất được khuyến khích đối với mọi lớp tuổi, mọi thành phần, một xã hội học tập đã bước đầu hình thành.

Đặc biệt, từ quan điểm coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để công dân theo tín ngưỡng, tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, niềm tin tôn giáo được tôn trọng cùng quyền lợi, trách nhiệm xã hội. Đồng bào các dân tộc ít người luôn được bảo đảm quyền công dân, được Nhà nước quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển chung trên cả nước. Cùng với đó là sự phát triển rất mạnh mẽ của hệ thống y tế, hệ thống bưu điện, hệ thống thông tin đại chúng… Tất cả đã làm cho đất nước Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tích cực mà dư luận thế giới phải công nhận. Đó là những thành tựu không thể phủ nhận. Dù đất nước còn nhiều khó khăn kinh tế – xã hội cần giải quyết, thì các thành tựu này vẫn là biểu hiện thiết thực của thực thi nhân quyền.

Ở Việt Nam, nhân quyền là  bản chất của chế độ, là mục tiêu phấn đấu của cách mạng, là điều kiện tiên quyết xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Lịch sử dân tộc hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh một logic tất yếu rằng các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu để giành chủ quyền và nhân quyền, thì chúng ta có nghĩa vụ phải giữ vững chủ quyền, phải làm cho nhân quyền trở thành tài sản chung của toàn dân, tạo cơ hội để mọi người cùng phát triển. Và chúng ta cần phải tiếp tục phấn đấu một cách mạnh mẽ hơn nữa để đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tới các thành tựu mới, để nhân quyền thật sự thật sự trở thành giá trị xã hội và là tài sản vô giá của nhân dân.■

Hà Lê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *