Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
28086

Màn dựng kịch “vinh danh”

 

Ngay từ đầu tháng 7/2021, tổ chức này ra “Thông cáo báo chí” cho biết, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) sẽ nhận đề cử ứng viên cho “Giải Nhân quyền Việt Nam (GNQVN)” năm 2021 từ 7/7/2021 đến ngày 30/9/2021. Hiện mốc thời gian trên đã hết, chưa rõ ứng viên nào đã lọt “vòng chung kết” nhưng hẳn các đối tượng đang tính bài để cuối năm dựng kịch “vinh danh”! 

GNQVN được tổ chức này đưa ra vào năm 2002 và hàng năm đều diễn lại kịch bản y như cũ. Trên thông cáo, tổ chức này nói rằng giải thưởng sẽ trao cho “cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”. Đồng thời, không quên chèn vào những câu tỏ ra mỹ miều “GNQVN cũng là cơ hội để người Việt Nam trên khắp thế giới thể hiện tình đoàn kết và hỗ trợ đối với những người tham gia đấu tranh không ngừng cho các quyền cơ bản và công lý cho người dân Việt Nam”.

Kể từ khi thành lập đến nay, GNQVN đã được trao cho 49 cá nhân và 5 tổ chức tại Việt Nam. Nhìn vào danh sách trước đây, đều là những cái tên bất hảo đúng với tiêu chí của tổ chức này đưa ra là “vai trò” chống phá Nhà nước Việt Nam. Vì thế, để kêu gọi các đối tượng ghi tên vào danh sách, tổ chức MLNQVN rêu rao “rất mong nhận được nhiều đề cử xứng đáng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”!

Cứ nhìn tiêu chí giải thưởng họ đưa ra đủ thấy sự khôi hài. Cụ thể, tiêu chuẩn tổng quát: (1) Phải là một cá nhân hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam; (2) đã có “thành tích” đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho người dân Việt Nam; (3) việc đấu tranh đã tạo được “ảnh hưởng tích cực” tại quốc nội cũng như ở hải ngoại. Đáng chú ý, trong hướng dẫn đề cử, tổ chức này còn lưu ý quá trình hoạt động có liên quan đến nhân quyền Việt Nam như “tác phẩm đã phổ biến, gian khổ đã chịu đựng, thành tích được tuyên dương”…

Từ nội dung của bản thông báo có thể thấy, không có nhiều sự khác biệt với các giải thưởng có tính chất tương tự được các tổ chức chống phá Việt Nam thực hiện trong nhiều năm qua. Có thể kể đến như “giải thưởng Hellman/Hammet” của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), “giải thưởng Stephanus” của Hiệp hội Quốc tế nhân quyền tại Ðức; “giải thưởng quốc tế Gruber” của Nghiệp đoàn Luật sư quốc tế, rồi “giải nhân quyền Gwangju”… Ngoài ra, còn có một số giải thưởng và danh hiệu như “công dân mạng” của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), “Phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế (IFEX) có trụ sở tại Canada, giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ…

Trên các diễn đàn, các tổ chức này rêu rao việc trao giải thưởng với những mục đích, ý nghĩa hết sức cao đẹp như: nhân danh, đề cao vấn đề quyền con người; xem việc ngợi ca những cá nhân tranh đấu cho lý tưởng nhân quyền là cách để thúc đẩy, làm cho quyền con người được thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Đó cũng là những thứ tiêu chuẩn có tính phổ quát, được công nhận trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Do đó, những ứng viên, rồi chủ nhân các giải thưởng này khi “vinh danh” đều được tung hô với những ngôn từ hết sức mĩ miều như “nhà tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”; “tự nguyện dành toàn thời gian dấn thân vào con đường tranh đấu vì quyền lợi của giới lao động”; “một nhà tranh đấu dũng cảm cho nhân quyền và dân chủ tự do cho Việt Nam, giữ vững lập trường, không bao giờ từ bỏ lý tưởng, và phấn đấu không ngừng cho công lý, nhân phẩm và tự do”… Tuy nhiên, ngay sau lớp câu từ mỹ miều đó là sự thật khôi hài. Cái phần quan trọng nhất, cần quan tâm nhất trong mọi giải thưởng là đối tượng xét giải phải đạt tiêu chuẩn gì thì bản danh sách trình lên đã phơi bày tất cả: đó là những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, đang bị điều tra hoặc chịu án tù thuộc nhóm tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *