Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17530

“Là Công dân” chớ nhạo báng lịch sử, xúc phạm dân tộc

 

Nhân danh đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, nhiều cây bút chống cộng lại sa đà vào việc thóa mạ lịch sử cha ông, xúc phạm, tự ti dân tộc, lấy đó làm phương pháp thuyết phục dân tộc “thần phục” phương Tây. Tiêu biểu như trang Tiếng Dân mới đây đăng bài “Vì sao mất nước” của cây bút “Là Công dân” với giọng điệu xuyên tạc, nhạo báng lịch sử phong kiến phương Đông, trong đó vu cáo các đời vua chúa  Việt Nam và chế độ chính trị hiện nay thực hiện chính sách “ngu dân” để cai trịhòng kích động dân chúng hiện nay cần chống lại Đảng, chế độ

Bình luận về bài viết, blogger Hà Yên bình phẩm, dẫu có ghi tác giả “là công dân” (!?) chẳng ai tin nội dung bài “Vì sao mất nước” là “tiếng” của người dân Việt Nam chân chính.

Không tin vì bài viết rặt giọng xúc xiểm, kích động cùng sự miệt thị, báng bổ lịch sử dân tộc. Vì động cơ đen, kẻ “công dân” trá hình, giả hiệu kia không tự hào, ngược lại, y lờ tịt đi lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc. Lờ đi để đánh đồng, thóa mạ Việt Nam như một nước “vô danh tiểu tốt” – như y viết.

Nhưng người đọc tinh tường nhận ngay ra thủ đoạn của kẻ “công dân” rởm. Có người vỗ thẳng vào mặt kẻ đó bằng sự mỉa mai: “May mà nhân dân ta không thua Mông Cổ vì nhà Trần rất dân chủ, còn Lý Thường Kiệt thì phá Tống bình Chiêm mở mang bờ cõi cho tới hôm nay vẫn còn giữ vững 21 đảo và bãi đá ở Trường Sa …”. Một người khác phẫn nộ không kém, đã quát lên rằng: “thật là hiểu biết nông cạn, thiếu kiến thức tư duy, còn không biết định nghĩa thế nào là yêu nước, mọi người hãy tẩy chay những kiểu đã ngọng còn hay nói này”.

Thực ra, không cần ai kêu gọi, thì giọng điệu phỉ báng đó, người  Việt Nam yêu nước không tẩy chay sao được.

Tẩy chay, vì họ thấu hiểu lịch sử một dân tộc có thể có hạn chế cùng những trang bi thương, nhưng bên cạnh đó, lịch sử một dân tộc – như dân tộc Việt Nam – vô số những trang viết huy hoàng, đặc biệt, mỗi khi đất nước gặp họa ngoại xâm. Thế nên, họ quyết không thể như gã “công dân” kia tự nhục mà hạ bút: “Dân chúng thì ngu dại nhưng đầy ảo tưởng tự hào, lại thêm sức vóc hèn kém”; “Gặp kẻ mạnh tràn qua, dân dù triệu triệu cũng chỉ như gà trong chuồng nhỏ, muốn bắt muốn thịt thế nào cũng đành chịu. Triều đình quyền uy lộng lẫy xưa nay bỗng hóa ra lũ người hèn đớn thảm hại, vì chỉ lo ăn chơi hưởng lạc chứ nào đâu có tâm xây dựng cho quốc gia hùng cường. Hữu sự rồi mới thấy toàn là hổ giấy hàng mã cả”.

Tẩy chay vì họ biết, trừ những kẻ mù lịch sử như gã “công dân” rởm kia, còn lại, ai mà không biết, dân tộc Việt Nam từng đương đầu với những kẻ thù xâm lược nào; những kẻ thù đó mạnh hay yếu? Từ đó, họ chẳng có lý do gì để không ngẩng cao đầu và hãnh diện.

Và những người Việt Nam chân chính cũng không cần những kẻ “công dân” kia “dạy khôn” cho mới biết, yêu nước là như thế nào?

Yêu nước – diễn dịch đầy đủ khó ngắn gọn trong vài chữ. Tuy nhiên, chắc chắn, nó không thể là sự xúc phạm truyền thống dân tộc, xúc phạm lịch sử: “Người Việt chỉ yêu nhà chứ không yêu nước, thành ra để mặc đất nước cho một nhóm người bóp nặn vày vò (…) Cái yêu nước của người Việt xưa nay chỉ nảy ra mỗi khi có ngoại xâm chứ không màng đến việc nội trị”, mà kẻ “công dân” kia vung ra.

“Không màng đến việc nội trị”, sao có thể có thời Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) – được khẳng định là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.

“Không màng đến việc nội trị”, sao có thể có thời Lê Thánh Tông (thời Hồng Đức – 1470 – 1497) nhà nước Đại Việt đạt được nhiều thành tựu, phát triển thịnh vượng ở mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến giáo dục, quân sự…Đặc biệt, triều đại này đã ban hành Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) – một thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều các quốc gia trên thế giới thời kỳ đó- một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hình sự, dân sự, tố tụng, hôn nhân và gia đình, hành chính…

“Không màng đến việc nội trị”, sao có chuyện sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đối phó với “thù trong, giặc ngoài”. Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” ngày 25-11-1945. Chi thị nhằm đáp ứng bốn nhiệm vụ cấp bách của nhân dân ta lúc này là: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân.

“Không màng việc nội trị”, “chủ trương ngu dân để giữ lợi lộc cho riêng mình…”- như luận điệu kẻ “công dân” kia, sao có chuyện ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt nêu ra 6 việc cấp bách cần phải làm ngay, trong đó, phát động phong trào chống nạn mù chữ (diệt giặc dốt) được đặt ngay sau phát động chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, mở một cuộc lạc quyên để giúp đỡ người nghèo (diệt gặc đói)? Và ngay sau đó, để xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nhà Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ…

Một kẻ, nếu tự nhục vì ngu dốt, thì hãy tự nhục một mình. Không ai cho phép kẻ đó tự tiện và liều lĩnh khoác lên mình hai chữ “công dân” để xúc phạm dân tộc.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *