Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
41081

Đừng yêu tự do bằng máu của người khác!

 

Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina bùng nổ, trong dư luận của giới dân chửi đã xuất hiện không ít thành phần hiếu chiến, kêu gọi mở rộng chiến tranh. Họ gọi những lời kêu gọi hòa bình hay đàm phán là “yếu hèn”, và đòi một cuộc chiến tranh tổng lực để “dạy cho độc tài một bài học”. Trong mắt họ, trọng tâm của cuộc chiến không phải là xương máu của thường dân Ukraina, mà là thắng lợi trên trường quốc tế của cái được họ gọi là “khối tự do”.

Để hiểu hơn về khuynh hướng này, ta hãy thử đọc một bài viết tiêu biểu cho họ, là bài của Nguyễn Hữu Liêm trên BBC mới hai ngày trước.

Đầu bài, ông Liêm đưa ra một kết luận sặc mùi thuốc súng: chiến tranh không phải là bất thường, hòa bình mới là bất thường. Để lời mình có thêm sức nặng, ông trích dẫn một nhà quân sự Đức, là Carl von Clausewitz. Trong mắt Nguyễn Hữu Liêm, chiến tranh là thứ quyết định lịch sử và tạo ra biên giới của mọi quốc gia. Và các cuộc chiến sẽ lặp đi lặp lại theo chu kỳ, vì vậy người ta cần chấp nhận nó như một định mệnh.

Bài viết của ông Liêm nghe khá hùng hồn, và chắc chắn sẽ thuyết  phục được không ít người Việt mê phim Hollywood. Nhưng nếu người ta biết việc áp dụng tư tưởng quân sự của Clausewitz là một trong những lý do khiến Châu Âu rơi vào cảnh tự hủy trong hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20, họ sẽ buộc phải nghĩ lại. Nếu lối thoát duy nhất cho xung đột là đánh thắng kẻ thù, như những gì ông Liêm nói, thì nhân loại đáng lẽ đã tuyệt diệt từ thế kỷ trước vì chiến tranh hạt nhân. Con người khác con vật ở chỗ có thể lựa chọn, và nhân loại đã chọn hòa bình thay vì tự hủy.

Điểm yếu của ông Liêm là ông quan niệm về lịch sử theo cách rất cũ kỹ. Nếu chiến tranh là thứ duy nhất quyết định lịch sử như ông nói, thì giờ này con người vẫn là đám vượn dùng gậy đá đánh nhau. Tiến bộ lịch sử đích thực của con người không đến từ chiến tranh, mà đến từ sự tích lũy của cải từ đôi tay người sản xuất, và sự tích lũy văn hóa từ đôi tay người sáng tạo. Những quá trình đó chỉ có thể diễn ra êm thấm nếu có hòa bình, điều mà ông Liêm không hề công nhận.

Sau cùng, dường như Nguyễn Hữu Liêm tiêu biểu cho sự hèn hạ của rất nhiều người Mỹ. Trong khi những lời cổ vũ chiến tranh của họ có thể khuyến khích cường quốc quân sự lớn nhất thế giới gây chiến, tất cả những gì họ làm sau đó chỉ là ngồi xem các dân tộc khác bắn nhau trên TV. Nếu muốn “chống độc tài” bằng chiến tranh, ông Liêm hãy tự sang Ukraina mà cầm súng, đừng yêu tự do dân chủ bằng máu của người Ukraina.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *