Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19921

Có phải chỉ có “công đoàn độc lập” mới bảo vệ quyền lợi cho người lao động?

 

Từ nhiều năm nay, nhất là sau khi Việt Nam ban hàng Bộ luật lao động 2019 và ký kết các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, các thành phần phản động, bất mãn, chống đối lại gia tăng chống phá với những luận điệu như: Công đoàn Việt Nam chỉ là bù nhìn (!); chỉ có “công đoàn độc lập” mới bảo vệ quyền lợi cho người lao động (!)…. Bản chất là nhằm dụ dỗ, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động rời bỏ các tổ chức công đoàn Việt Nam, tham gia hình thành các tổ chức phản động đội lốt “công đoàn độc lập” kiểu như “Phong trào Lao động Việt”, “Liên đoàn lao động tự do”, “nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam”, Nhóm bạn công nhân (thuộc Việt Tân), Nếu công nhân, người lao động không tỉnh táo, thiếu bản lĩnh sẽ mắc mưu kẻ xấu, vi phạm pháp luật.

Thực tế cho thấy, các tổ chức đội lốt “công đoàn độc lập” nêu trên đều hình thành theo kiểu “thùng rỗng kêu to”, lèo tèo vài tên phản động khởi xướng sau khi xin tài trợ hoặc hình thành để xin tài trợ. Khi nguồn tiền tài trợ bị “ách tắc” thì lập tức chết lâm sàng, không còn màn “PR” rầm rộ hay la lối khuếch trương hoạt động bằng miệng

Kinh nghiệm và trải nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho chúng ta thấy những bài học đắt giá từ sự nhận thức chưa đúng, dẫn đến công nhân bị dẫn dắt bởi các tổ chức “dân sự” như “công đoàn độc lập”, “công đoàn đoàn kết”, “công đoàn tự do”… Các hội, nhóm, tổ chức này sử dụng nhiều chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo công nhân vào cái bẫy của chúng để hình thành lực lượng chống đối chính quyền, lật đổ chế độ nhằm cướp quyền lãnh đạo. Để rồi khi đất nước nội chiến, tan đàn xẻ nghé, nồi da nấu thịt đều do những thành phần khởi xướng không biết làm gì hơn ngoài phá hoại, chỉ biết biểu tình, bạo loạn, cổ súy thay đổi không lường đến hậu quả sau khi  thể chế bị sụp đổ

Đối với Việt Nam, tổ chức công đoàn được quy định cụ thể trong Hiến pháp, Luật Công đoàn Việt Nam nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Thực tế nhiều năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm này. Chẳng hạn, khi công nhân và các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn. Chỉ riêng các gói hỗ trợ công nhân, người lao động bị dịch bệnh là gần 6.000 tỷ đồng với hơn 10 triệu lượt người thụ hưởng; hỗ trợ cho gần 82.000 đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng đến hết năm 2023…Hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp “Tết Sum vầy” với trên 28.000 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” và tổ chức đầu tư, xây dựng nhà ở, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí cho công nhân, người lao động…

Không ai có thể phủ nhận sự cần thiết, không thể thiếu và vai trò, uy tín của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn các cấp hiện nay. Còn cái gọi là “công đoàn độc lập”, “nghiệp đoàn độc lập” không hề và không thể đại diện cho quyền, lợi ích của công nhân, người lao động, mà chỉ là kiểu lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *