Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
28556

Vì sao phải xử vụ án dù bị cáo vắng mặt?

 

Bất chấp công cuộc đốt lò của Đảng rất quyết tâm, quyết liệt, không có vùng cấm đã rõ mười mười, nhưng đối với những kẻ tự xưng “đấu tranh dân chủ” không chấp nhận thực tế đó vì trong nhãn quan của họ, Đảng Cộng sản VN  là độc tài, không thể đem lại cuộc sống ấm no, không thể đem lại tốt đẹp cho Việt Nam được. Bởi vậy, phàm cái gì đang diễn ra, họ cũng phải nhào nặn, bóp méo theo ý mình, đề bôi lem Đảng và chế độ, bất chấp giả dối, lòe bịp cũng như hiện thực.

Vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch AIC  bắt nguồn từ thông tin vô thưởng, vô phạt, thuyết âm mưu, tô vẽ bà ta là “bất khả xâm phạm”. Đến khi bà này bị điều tra, khởi tố, truy nã và đem ra xét xử vắng mặt thì họ tiếp tục măt trơ trán bóng, bịa đặt thuyết âm mưu quanh vụ án, kiểu như bà ta không thể bj bắt, không thể có mặt tại tòa vì sẽ “rút dây động rừng”. Đúng như cách nói trẻ trâu, khó thế mà họ cũng nghĩ ra được!

Chẳng hạn, mới đây, trang Việt Nam Thời báo của tổ chức phản động Hội Nhà báo độc lập đăng bài viết “Vì sao cần gấp rút xử vụ án vắng mặt ‘đầu vụ’?” với ngụ ý đen tối rằng nếu bà Nhàn xuất hiện ở Tòa sẽ “đe dọa cả vương triều”, tức không che giấu ý đồ bôi lem những lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước. Theo dõi vụ án này và công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, dễ thấy thứ lập luận này lố bịch, phi lô gic đến hài hước.

Thứ nhất, theo quy định pháp luật, việc xử vắng mặt đã được ông Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học đã trả lời một cách cụ thể, thuyết phục rằng: Điều 290 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa. Trong đó nêu rõ bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả thì toà có thể xét xử vắng mặt.

Thứ hai, chứng cứ kết tội bà Nhàn và các sai phạm của AIC là rõ ràng rồi, nay bà ta trốn thì đồng bọn trong nước vẫn phải xử để còn phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản tham nhũng, bảo vệ quyền lợi những người liên quan lợi ích với tập đoàn AIC. Đồng thời, phải có phiên tòa kết tội mới là căn cứ để truy nã, yêu cầu Interpol hỗ trợ dẫn độ hoặc yêu cầu các nước giao nộp phạm nhân. Phàm sống trong Nhà nước pháp quyền, hành xử theo pháp luật, sao phải đợi bà Nhàn có mặt ở tòa mới xử, chẳng lẽ không bắt được bà ta thì không kết án, không thu giữ, thu hồi tài sản trái pháp luật ?

Thứ ba, quyết tâm đưa vụ án ra xét xử, thể hiện rõ chủ trương và quyết tâm của người đứng đầu Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đề cập trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội sáng ngày 19/11 vừa qua. Cụ thể, sau khẳng định yêu cầu đặc biệt quan trọng của phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Bây giờ có những người xảy ra cái là trốn đi nước ngoài. Trốn đi sang nước ngoài thì sang nước ngoài bắt về đây. Không bắt được thì luật pháp của ta cho phép xử vắng mặt. Trốn cũng không được, trốn đi rồi ta vẫn có quyền xử vắng mặt”.

Chẳng thể hiểu khác ông Nguyễn Phú Trọng nói (nói chung) về hiện tượng khá mới trong thời gian gần đây: những kẻ tham ô, tham nhũng, phạm pháp luật nghiêm trọng tìm cách chạy ra nước ngoài hòng thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật.

Những kẻ đó là ai? Là Dương Chí Dũng gắn với nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế khi điều hành Vinalines, đào tẩu qua nửa vòng trái đất, đã bị tóm về đưa ra xét xử tháng 5/2014, chịu án tử hình và bồi thường 110 tỷ đồng; là Trịnh Xuân Thanh gắn với một đại án tham ô tài sản, đào tẩu tới trời Tây, nhưng vẫn bị tóm về, rên la thảm thiết trước phiên tòa tổ chức năm 2018; là Giang Kim Đạt tham ô số tiền 260 tỷ đồng, tẩu ra nước ngoài, nhưng sau hành trình 1825 ngày đêm truy nã, công an Việt Nam đã tóm gọn, lôi ra vành móng ngựa năm 2017…

Quá trình gian khó để bắt giữ những bị cáo trên cho thấy quyết tâm của Nhà nước Việt Nam: tội phạm tham nhũng không thể thoát, dù có trốn ở chân trời, góc bể.

Dù vẫn còn đó những Hồ Thị Kim Thoa, Bùi Quang Huy, Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy nã, đang chui lủi, nhưng – như lời khẳng định của ông Nguyễn Phú Trọng: “Trốn cũng không được, trốn đi rồi ta vẫn có quyền xử vắng mặt”. Nó cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và nhà nước Việt Nam. Nó hoàn toàn chẳng thể suy diễn thành chuyện ông Nguyễn Phú Trọng “ngầm nhắc đến vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn” như Hoài Nguyễn viết một cách có dụng ý, nhưng lại đổ thừa cho cái gọi là “công luận hiểu rằng…”.

Còn cái luận điệu xảo trá, thâm nhằm kích động dư luận theo hướng: ông Nguyễn Phú Trọng muốn xử nhanh và “xử vắng mặt” kẻ “đầu vụ” Nguyễn Thị Thanh Nhàn để bảo vệ chế độ, rằng xử hối hả thế vì lo sợ “nếu bà Nhàn xuất hiện trước tòa và được luật sư yêu cầu làm rõ nhiều tình tiết thì rất có thể đe dọa cả một vương triều thuộc một trong ba nhiệm kỳ mà ông Nguyễn Phú Trọng ngồi ghế Tổng bí thư” (!).

Khó có thể hiểu được thứ tư duy này. Nếu thật lo sợ cho mình, thì ông Nguyễn Phú Trong, người đứng đầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, hà tất phải đôn, phải đốc thuộc cấp làm quyết liệt?

Nếu thật là người “chống lưng” cho Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sao lúc nào cũng thấy ông “chủ lò” thúc củi, thúc lửa? Sao ông “chủ lò” phải lệnh cho Bộ Công an kêu gọi “cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP tiến bộ Quốc tế Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng”, mà không lo xa nhỡ bà ta ra đầu thú thật thì khác nào tự rước họa?…

Tóm lại, đọc bài viết “Vì sao cần gấp rút xử vụ án vắng mặt ‘đầu vụ’?” mới thấy, thứ luận điệu suy diễn, bịa đặt phi lo gic, thô thiển, chẳng ai có thể nghe nổi, ngoài Việt Nam Thời báo và đồng đảng của cái gọi là “phong trào dân chủ” kia.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *